Từ ngày 18/2/2025, theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính công bằng trong hệ thống thuế, phù hợp với xu hướng quốc tế và góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách mới cũng đặt ra nhiều thách thức về thủ tục hành chính và hạ tầng công nghệ.
Từ ngày 18/2/2025, theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Theo báo cáo của ngành hải quan ngày 14/2, trước khi Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg được ban hành, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế GTGT theo Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Tuy nhiên, chính sách miễn thuế GTGT này đã bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết, tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Trong khi hàng hóa sản xuất nội địa vẫn phải chịu thuế GTGT đầy đủ, các sản phẩm nhập khẩu giá trị nhỏ lại được miễn thuế, tạo lợi thế không công bằng cho hàng hóa nước ngoài.
Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã khiến lượng hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp tăng đột biến. Các doanh nghiệp đã tận dụng chính sách miễn thuế này để chia nhỏ lô hàng, lách luật nhằm tránh thuế GTGT.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng trị giá nhập khẩu của hàng hóa giá trị nhỏ qua dịch vụ chuyển phát nhanh lên tới 27,7 nghìn tỷ đồng. Nếu tất cả các mặt hàng này phải chịu thuế GTGT 10%, ngân sách nhà nước sẽ thu thêm khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, xu hướng toàn cầu đang thay đổi, với nhiều quốc gia đã loại bỏ chính sách miễn thuế GTGT cho hàng nhập khẩu giá trị thấp. Liên minh châu Âu (EU) đã bãi bỏ ngưỡng miễn thuế 22 euro vào năm 2021. Vương quốc Anh, Australia, Singapore và Thái Lan cũng đã có động thái tương tự. Do đó, việc Việt Nam điều chỉnh chính sách thuế là bước đi tất yếu để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về chính sách thuế và hải quan, theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg, từ ngày 18/02/2025, hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. Việc kê khai và nộp thuế sẽ thực hiện theo Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào tờ khai hải quan và bảng kê chi tiết của doanh nghiệp chuyển phát nhanh để xác định số thuế phải nộp. Việc khai báo sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thông quan hàng hóa tự động-VNACCS (đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường không và đường biển) hoặc tờ khai giấy (đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt).
Tuy nhiên, do hệ thống VNACCS chưa có chức năng tự động tính thuế GTGT đối với hàng giá trị thấp, các doanh nghiệp sẽ phải tự tính thuế và khai báo với cơ quan hải quan. Tổng cục Hải quan đang làm việc với các nhà thầu công nghệ để cập nhật hệ thống, nhưng dự kiến cần ít nhất 4 tuần để hoàn tất việc điều chỉnh phần mềm.
Về thách thức trong quá trình triển khai, cơ quan hải quan nhận định: Mặc dù việc thu thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ mang lại nhiều lợi ích về ngân sách và công bằng thương mại, nhưng quá trình triển khai sẽ gặp không ít khó khăn.
Theo đó, đối với doanh nghiệp, các công ty chuyển phát nhanh sẽ phải cập nhật hệ thống tính thuế và làm quen với quy trình kê khai mới. Điều này có thể làm tăng chi phí vận hành và kéo dài thời gian xử lý đơn hàng.
Đối với người tiêu dùng, người mua hàng từ nước ngoài có thể phải trả thêm thuế GTGT, làm tăng giá thành sản phẩm. Một số mặt hàng trước đây có giá rẻ do miễn thuế có thể không còn hấp dẫn như trước.
Còn đối với cơ quan hải quan, việc thu thuế GTGT đối với hàng giá trị thấp sẽ tạo thêm khối lượng công việc đáng kể, đặc biệt khi hệ thống quản lý thuế chưa được nâng cấp hoàn chỉnh. Trong thời gian chờ hệ thống tự động hóa, các cán bộ hải quan sẽ phải kiểm tra và xác nhận thuế theo phương thức thủ công, làm tăng áp lực công việc.
Tuy nhiên, cơ quan hải quan khẳng định: Chính sách bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ không chỉ nhằm tăng nguồn thu ngân sách, mà còn phù hợp với định hướng của Chính phủ về cải cách thuế.
Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo bao quát toàn bộ các nguồn thu và hạn chế tối đa các chính sách miễn, giảm thuế. Bên cạnh đó, Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh việc cải cách chính sách thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp cũng góp phần bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi hàng nhập khẩu không còn lợi thế về giá do miễn thuế, các sản phẩm nội địa sẽ có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn. Điều này cũng hỗ trợ thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Ban Bí thư về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
"Mặc dù chính sách mới có thể gây ra một số khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài, đây là bước đi cần thiết để hoàn thiện hệ thống thuế, tạo môi trường kinh doanh công bằng và phù hợp với xu hướng quốc tế", lãnh đạo ngành hải quan nhận định.
Lãnh đạo ngành hải quan khẳng định: Dù còn nhiều thách thức trong quá trình triển khai, nhưng chính sách này góp phần tạo ra sự công bằng trong thương mại, tăng thu ngân sách và phù hợp với xu hướng quốc tế. Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ cần thời gian để thích ứng, nhưng đây là bước đi đúng đắn để hoàn thiện hệ thống thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Theo Chinhphu.vn
19/02/2025-11:06
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash đã phát triển một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến giúp phân tích vi nhựa một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
19/02/2025-11:05
Những năm qua, huyện Đồng Văn đã tận dụng tài nguyên văn hóa quý giá của đồng bào các dân tộc thành nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.
19/02/2025-11:04
Văn phòng Trung ương Đảng vừa có văn bản gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Bộ Y tế thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới và sửa đổi các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách dân số.
19/02/2025-11:03
Đưa vào vận hành từ tháng 8/2024, trung bình mỗi tháng, tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội đoạn trên cao vận chuyển được hơn 480.000 lượt khách.
19/02/2025-11:03
Tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra vào sáng nay (19/2), với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
19/02/2025-11:02
Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên với nhận định nhu cầu thực tế của các nước nhập khẩu rất lớn, người sản xuất vẫn bám sát thị trường để khôi phục lại giá gạo xuất khẩu.
19/02/2025-11:01
Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 26 Bộ, cơ quan trung ương và 48 địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công được giao.
19/02/2025-11:00
Quốc hội cho phép thí điểm 6 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
18/02/2025-21:21
NGÀY 18-2-2025
18/02/2025-21:19
QUÊ HƯƠNG VANG MÃI ĐIỆU THEN
18/02/2025-21:19
MÙA XUÂN NGÀY HỘI TÒNG QUÂN
18/02/2025-21:08
Chiều ngày 18/2, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 2/2025. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; Lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các huyện, thành phố.