Thứ Sáu, 21/02/2025 04:52

(TTV) Phát triển khoa học công nghệ, chính sách đặc thù cần đi kèm cơ chế đặc biệt

17/02/2025 - 21:06 | Thời sự - chính trị

Hôm nay (17/2), Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đề nghị Nghị quyết cần làm rõ hơn đối tượng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực này. Đồng thời hy vọng sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

Các đại biểu Quốc hội tham gia nhiều ý kiến về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công lập, quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm và nhiều năm; khoán chi sản phẩm, quản lý, sử dụng các quỹ và nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ cả từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn lực từ doanh nghiệp và ngoài xã hội.

Chiều nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 100% đại biểu tham gia biểu quyết và chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội; Thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 của Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và tiến hành thảo luận tại đoàn về một số nội dung khác./. 

An Thu

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm