Quốc hội cho phép thí điểm 6 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Sáng 19/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
6 nhóm chính sách đặc thù
Theo đó, Quốc hội cho phép thí điểm 6 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Đó là các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về: Huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư; Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD; Phát triển đô thị theo mô hình TOD; Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách về vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; Các quy định áp dụng riêng cho TP Hồ Chí Minh.
Theo Nghị quyết, về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án tại phụ lục kèm theo Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ được quyết định một số nội dung.
Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Trong đó, căn cứ khả năng cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 215.350 tỷ đồng cho TP Hà Nội và tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và 2031-2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.
Ngoài ra, Thủ tướng còn được quyết định huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện các dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan.
Còn Hội đồng nhân dân thành phố có trách nhiệm cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách địa phương làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến tại phụ lục kèm theo.
Các nguồn đầu tư được phép bao gồm: Ngân sách địa phương trong các kỳ trung hạn và hằng năm bao gồm cả vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho vay lại, vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hằng năm (nếu có) mà không phải thực hiện thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ủy ban nhân dân TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được quyết định bố trí vốn từ ngân sách thành phố trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hằng năm trước khi có quyết định đầu tư để triển khai thực hiện một số hoạt động phục vụ cho dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD.
Cụ thể là nhiệm vụ chi của chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án; đào tạo nguồn nhân lực của cơ quan Nhà nước, đơn vị quản lý dự án, đơn vị vận hành khai thác, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu; chi trả dịch vụ tư vấn...
Để thực hiện các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, Ủy ban nhân dân thành phố được quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương hằng năm; ứng trước dự toán ngân sách địa phương năm sau bảo đảm không quá 50% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương đã được phê duyệt.
TP Hồ Chí Minh được dùng 100% tiền thu từ giá trị tăng thêm của đất trong khu vực TOD
Trong quy định áp dụng riêng cho TP Hồ Chí Minh, Nghị quyết nêu đối với khu vực TOD, để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh được thu và sử dụng 100% đối với một số khoản thu.
Đó là tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD;
Tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; phí cải thiện hạ tầng.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết
Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.
Song, tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của thành phố.
Hằng năm, trong quá trình chấp hành ngân sách, Hội đồng nhân dân TP.HCM được chủ động quyết định cụ thể nguồn vay trong nước và nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bảo đảm trong tổng mức dư nợ vay và bội chi ngân sách thành phố đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường trước khi dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD vận hành thử nghiệm (nếu dự án thuộc đối tượng thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường), đăng ký môi trường (nếu dự án không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường).
Theo VTV.vn
20/02/2025-21:32
NGÀY 20-2-2025
20/02/2025-21:31
NA HANG PHÁT HUY VAI TRÒ NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở CƠ SỞ
20/02/2025-21:31
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ 20-2-2025
20/02/2025-21:02
Chiều ngày 20/2, Hội đồng nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ mười một, thông qua Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố. Dự họp có đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang.
20/02/2025-21:01
Chiều ngày 20/2, HĐND huyện Sơn Dương khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề.
20/02/2025-21:00
Với lộ trình thực hiện rõ ràng và bằng các giải pháp cụ thể, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của bà con. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân cả về vật chất và tinh thần, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn. Phóng sự được thực hiện ở xã Tân Thành, huyện Hàm Yên.
20/02/2025-20:59
Thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, là một điểm đến du lịch cộng đồng đầy tiềm năng và mang đậm vẻ đẹp của vùng cao. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Dao đỏ.
20/02/2025-12:36
Sáng ngày 20/2, HĐND tỉnh Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ mười hai, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
20/02/2025-12:35
Hiện nay, nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được áp dụng, mang lại lợi ích cho người nông dân; hướng đến nền sản xuất xanh, thân thiện với môi trường.
20/02/2025-12:34
Tại Na Hang (huyện vùng cao) của tỉnh Tuyên Quang đến thời điểm này, huyện mới hoàn thành được 186 ngôi nhà, trong khi vẫn còn tới 868 ngôi nhà chưa thể khởi công. Cấp ủy, chính quyền huyện đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu đến hết tháng 8/2025, hoàn thành xoá toàn bộ nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn.
20/02/2025-12:34
Tại huyện Yên Sơn, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tín dụng là một trong những giải pháp đang được triển khai mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, mang lại tiện ích cho người sử dụng.
20/02/2025-09:22
Chiều 19/2, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/2/2025.