Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo cho biết, cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy nhu cầu tiêu thụ than trên toàn cầu trong năm 2022 - loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất, lên mức cao kỷ lục. Điều này có nghĩa là than đá sẽ tiếp tục là nguồn phát thải CO2 lớn nhất của hệ thống năng lượng toàn cầu, gây nguy cơ làm chậm tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch.
![]() |
IEA cho biết, trong năm 2022, lượng than sử dụng trên toàn thế giới đạt kỷ lục mới. |
Bất chấp những dự đoán về sự sụp đổ của nhiên liệu hóa thạch khi thế giới tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cuộc xung đột ở Ukraine và tình trạng thiếu khí đốt đã đẩy mức sử dụng than lên mức cao nhất kể từ năm 2013. Theo báo cáo thị trường hằng năm mới nhất của IEA, việc sử dụng than toàn cầu mặc dù chỉ tăng 1,2% vào năm 2022, nhưng lần đầu tiên vượt qua 8 tỷ tấn trong một năm và làm lu mờ kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2013. Dựa trên xu hướng thị trường hiện tại, dự báo, mức tiêu thụ than sẽ không thay đổi cho đến năm 2025 do nhu cầu tiếp tục mạnh ở các nền kinh tế châu Á mới nổi. IEA nhận định: “Lượng than tiêu thụ của thế giới sẽ vẫn ở mức tương tự trong những năm tiếp theo nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”.
Giá khí đốt tự nhiên cao hơn do cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào than đá để sản xuất điện. Than là nguồn năng lượng lớn nhất thế giới để phát điện cũng như sản xuất thép và xi măng. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra khủng hoảng khí hậu, chiếm khoảng 40% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Giá than đã tăng lên mức chưa từng thấy trong tháng 3 và tháng 6, do khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Đây là thời điểm mà các nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gắng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để bảo đảm nguồn năng lượng sạch trong tương lai. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng do phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga buộc các quốc gia trong cựu Lục địa phải sử dụng các nguồn năng lượng khác, trong đó có than đá, thậm chí còn phải khởi động lại một số nhà máy than vừa đóng cửa. Châu Âu dự kiến sẽ tăng tiêu thụ than trong năm thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên, IEA cũng lưu ý, mặc dù giá cao và mang lại lợi nhuận kỷ lục cho các công ty than, nhưng châu Âu không có dấu hiệu tăng đầu tư vào các dự án than mới. Cơ quan này dự đoán mức tiêu thụ than của châu Âu có thể sẽ giảm xuống dưới mức của năm 2020 vào năm 2025. Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ than sẽ giảm ở các nền kinh tế tiên tiến trong thập kỷ tới do dòng năng lượng tái tạo nhanh chóng đổ vào lưới điện buộc phải loại bỏ các nhà máy nhiệt điện than đắt tiền hơn và cũ hơn. Song, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Á sẽ tăng cường sử dụng than để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ngay cả khi họ bổ sung nhiều năng lượng tái tạo hơn. Trung Quốc và Ấn Độ, vốn phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện, là những nhà sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới.
Đầu năm nay, IEA cho biết lượng khí thải CO2 từ sản xuất điện từ than được dự báo sẽ tăng hơn 200 triệu tấn, tương đương 2% trong năm 2022. Do đó IEA cho rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch mới phải dừng lại ngay lập tức nếu thế giới muốn có bất kỳ cơ hội nào để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 ròng vào năm 2050. Việc đạt được mức phát thải này là cần thiết để giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài ngưỡng đó, thế giới sẽ phải đối mặt với các tác động khủng hoảng khí hậu có thể mất hàng thiên niên kỷ để khắc phục hoặc không thể đảo ngược hoàn toàn.
Theo Hanoimmoi.com.vn
31/03/2025-12:16
Với phương châm “Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Yên Sơn đã huy động sức mạnh tập thể góp phần đẩy nhanh tiến độ và thực hiện xóa nhà ở tạm, nhà dột nát trong toàn huyện.
31/03/2025-12:15
Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí then chốt, các địa phương đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững.
31/03/2025-12:14
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tích cực, chủ động, tiên phong tham gia thực hiện chuyển đổi số với nhiều cách làm, mô hình cụ thể, thiết thực, đóng góp tích cực sức trẻ vào công cuộc chuyển đổi số tại địa phương.
31/03/2025-09:09
Sáng 31/3, Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
31/03/2025-09:08
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã ký ban hành Quyết định số 659/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.
31/03/2025-09:07
Tấm Huy chương vàng (HCV) nội dung nữ 4 người mà các vận động viên (VĐV) của chúng ta giành được tại World Cup cầu mây 2025 đã giúp củng cố niềm tin vào cầu mây nữ Việt Nam cũng như vai trò quan trọng của cầu mây Hà Nội tại các đấu trường thể thao quốc tế quan trọng.
31/03/2025-09:06
Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.
31/03/2025-09:04
Từ ngày 1/7, tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc sẽ có sự thay đổi, khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực.
31/03/2025-09:02
Công an tỉnh Bắc Kạn vừa phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong dịp Tết Thanh minh.
31/03/2025-09:01
Chiều ngày 30/3, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng, Cục Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar.
31/03/2025-08:00
Trong hành trình khám phá vùng đất lịch sử ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, du khách không chỉ được tìm hiểu về những dấu mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng một chứng nhân lịch sử đặc biệt - đó là cây sanh (hay còn gọi là canh si) di sản 250 năm tuổi. Hơn 2 thế kỷ đã trôi qua, cây sanh cổ thụ vẫn vững chãi giữa đất trời, trở thành điểm dừng chân ấn tượng của du khách.
30/03/2025-20:57
NGÀY 30-3-2025