Sau 4 năm đàm phán, tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) diễn ra ở Montreal (Canada), hơn 190 quốc gia đã thông qua dự thảo "Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal". Đây là một thỏa thuận lịch sử nhằm đảo ngược hàng thập niên tàn phá môi trường, đe dọa các loài động, thực vật và hệ sinh thái trên toàn thế giới, đồng thời hướng các nước vào con đường phục hồi hệ sinh thái.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học tại Montreal (Canada). |
Theo thỏa thuận cam kết trong "Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal", 30% diện tích trên hành tinh sẽ là khu vực được bảo vệ vào năm 2030 và viện trợ tới 30 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển để phục vụ công tác bảo tồn. Thỏa thuận còn bao gồm nhiều mục tiêu, trong đó có giảm trợ cấp cho những hoạt động nông nghiệp mang tính tàn phá môi trường, giảm rủi ro từ sử dụng thuốc trừ sâu và xử lý các loài xâm lấn...
Phát biểu trong phiên họp toàn thể ngày cuối cùng của COP15 (ngày 19-12), Giám đốc Tổ chức Campaign for Nature Brian O'Donnell cho biết: “Hôm nay, tại Montreal, cộng đồng quốc tế đã cùng nhau đạt được một thỏa thuận đa dạng sinh học toàn cầu có tính bước ngoặt, mang lại một số hy vọng rằng cuộc khủng hoảng mà thiên nhiên đang phải đối mặt bắt đầu nhận được sự quan tâm xứng đáng”.
Lãnh đạo các cộng đồng bản địa đã ca ngợi thỏa thuận là một bước đột phá lớn trong nỗ lực bảo vệ sự đa dạng sinh học trên toàn cầu, cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ các cộng đồng thổ dân trước những tác động của ngành công nghiệp khai khoáng. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường so sánh thỏa thuận này mang tính bước ngoặt như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 nhằm khống chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.
Ban đầu COP15 được lên kế hoạch diễn ra vào năm 2020 tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc), nhưng sau đó bị hoãn nhiều lần do đại dịch Covid-19 và cuối cùng được chuyển đến tổ chức tại Montreal. Được coi là "COP của thập kỷ", nhiệm vụ của COP15 là thiết lập một khuôn khổ toàn cầu mới để đạt được các mục tiêu Aichi (thông qua vào năm 2010 tại Nhật Bản, nhưng thất bại trên diện rộng vào năm 2020).
Theo các báo cáo, thiên nhiên đang suy giảm ở mức báo động. Hiện hơn 75% diện tích đất đã bị thay đổi và phần lớn các đại dương bị ô nhiễm. Thế giới đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ sáu do các hành động của con người, bao gồm phá rừng, đốt nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm sông và đại dương.
Cũng theo báo cáo, con người thường xuyên sử dụng khoảng 50.000 loài hoang dã và cứ 5 người trong tổng số 8 tỷ người trên thế giới thì có một người phụ thuộc vào các loài đó để kiếm thức ăn và thu nhập.
Giám đốc cấp cao của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) Lin Li cho biết: “Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal được thông qua mang lại cho thiên nhiên cơ hội chiến đấu để phục hồi trong một thế giới hiện đang bị chia rẽ bởi địa chính trị và bất bình đẳng”. Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2024 và dự kiến các quốc gia sẽ tăng cường các cam kết tài chính nhằm ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học.
“Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal” sẽ cung cấp một nền tảng tốt cho hành động toàn cầu về đa dạng sinh học, bổ sung cho Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Giờ đây, thế giới có một lộ trình hành động kép vì một nền kinh tế toàn cầu phát triển bền vững vào năm 2050. Cộng đồng toàn cầu hiện có một công cụ để bảo vệ và phục hồi thiên nhiên, đồng thời sử dụng nó một cách bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Đầu tư vào thiên nhiên cũng có nghĩa là chống lại biến đổi khí hậu để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Theo VTV.VN
31/03/2025-12:16
Với phương châm “Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Yên Sơn đã huy động sức mạnh tập thể góp phần đẩy nhanh tiến độ và thực hiện xóa nhà ở tạm, nhà dột nát trong toàn huyện.
31/03/2025-12:15
Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí then chốt, các địa phương đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững.
31/03/2025-12:14
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tích cực, chủ động, tiên phong tham gia thực hiện chuyển đổi số với nhiều cách làm, mô hình cụ thể, thiết thực, đóng góp tích cực sức trẻ vào công cuộc chuyển đổi số tại địa phương.
31/03/2025-09:09
Sáng 31/3, Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
31/03/2025-09:08
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã ký ban hành Quyết định số 659/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.
31/03/2025-09:07
Tấm Huy chương vàng (HCV) nội dung nữ 4 người mà các vận động viên (VĐV) của chúng ta giành được tại World Cup cầu mây 2025 đã giúp củng cố niềm tin vào cầu mây nữ Việt Nam cũng như vai trò quan trọng của cầu mây Hà Nội tại các đấu trường thể thao quốc tế quan trọng.
31/03/2025-09:06
Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.
31/03/2025-09:04
Từ ngày 1/7, tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc sẽ có sự thay đổi, khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực.
31/03/2025-09:02
Công an tỉnh Bắc Kạn vừa phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong dịp Tết Thanh minh.
31/03/2025-09:01
Chiều ngày 30/3, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng, Cục Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar.
31/03/2025-08:00
Trong hành trình khám phá vùng đất lịch sử ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, du khách không chỉ được tìm hiểu về những dấu mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng một chứng nhân lịch sử đặc biệt - đó là cây sanh (hay còn gọi là canh si) di sản 250 năm tuổi. Hơn 2 thế kỷ đã trôi qua, cây sanh cổ thụ vẫn vững chãi giữa đất trời, trở thành điểm dừng chân ấn tượng của du khách.
30/03/2025-20:57
NGÀY 30-3-2025