Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã có bước tiến lớn trong quản lý tài sản số, như Singapore và Hong Kong đã siết chặt kiểm soát bằng các tiêu chuẩn KYC, KYT, KYB.
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp blockchain
Thủ tướng Chính phủ mới đây chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm về quản lý tài sản ảo, trình Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3.
Động thái trên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường tài sản số tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực này đang phát triển mạnh nhưng vẫn thiếu các quy định cụ thể.
Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong năm 2024, dòng tiền mã hóa chảy vào Việt Nam ước đạt 105 tỷ USD, giảm so với mức 120 tỷ USD của năm 2023 nhưng vẫn là con số đáng kể. Tuy nhiên, do chưa có khung pháp lý rõ ràng, phần lớn các hoạt động liên quan đến tiền số vẫn nằm trong vùng "xám", gây ra nhiều hệ lụy. Việc thiếu hành lang pháp lý không chỉ làm thất thu nguồn thuế, gây ra khó khăn cho công tác kiểm soát dòng vốn, mà còn tạo ra thách thức lớn đối với cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Đối với các công ty trong ngành blockchain và tiền số, trở ngại lớn nhất khi chưa có quy định cụ thể là việc không thể xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn do lo ngại về rủi ro pháp lý ở trong nước. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đăng ký công ty con ở nước ngoài để có thể huy động vốn và vận hành hiệu quả, dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" và thất thoát nguồn lực.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Huyền Dinh, Nhà sáng lập một công ty blockchain, cho biết: "Nếu khung pháp lý được thiết lập, các khái niệm về tài sản số và tài sản mã hóa sẽ được định nghĩa rõ ràng. Đây sẽ là cú hích giúp các doanh nghiệp như chúng tôi có cơ hội hoạt động minh bạch và phát triển mạnh mẽ hơn ngay tại thị trường Việt Nam”.
Không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp hợp pháp, khoảng trống pháp lý còn tạo điều kiện để các mô hình đầu tư lừa đảo, đa cấp trá hình lợi dụng thị trường để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh chung của ngành công nghiệp blockchain và tài sản mã hoá. Nếu không có biện pháp quản lý, Việt Nam có thể tiếp tục đối mặt với những rủi ro về tài chính và ảnh hưởng uy tín trên trường quốc tế.
Bài học kinh nghiệm từ quốc tế
Đánh giá về tính cấp thiết của việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản mã hoá tại Việt Nam, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, việc chưa có quy định cụ thể khiến Việt Nam đang chậm hơn thế giới khoảng 10 năm. Nếu có chiến lược phù hợp, trong vòng 3 năm tới, Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp và thậm chí vượt qua một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan – nơi đã cho phép thanh toán bằng Bitcoin cho khách du lịch.
Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Ảnh: Việt Linh
"Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã từng bị đưa vào “danh sách xám” như Dubai, nhưng chỉ sau một năm đã thoát ra được nhờ có khung pháp lý rõ ràng", ông Trung nhận định.
Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc quản lý tài sản số. Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã áp dụng các tiêu chuẩn KYC (Xác minh danh tính khách hàng), KYT (Xác minh giao dịch) và KYB (Xác minh doanh nghiệp) để kiểm soát rủi ro rửa tiền và gian lận tài chính. Trong khi đó, Thái Lan đã chấp nhận thanh toán Bitcoin cho khách du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số.
Để đạt được điều đó, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý theo lộ trình rõ ràng, từ thử nghiệm đến chính thức. Chúng ta có thể áp dụng mô hình sandbox nhằm thử nghiệm cơ chế vận hành của các sàn giao dịch, cho phép một số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.
Tiếp đó, cần ban hành các quy định nền tảng, thiết lập khung pháp lý cơ bản về định danh tài sản số, quy trình đăng ký và cấp phép cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Cuối cùng, quá trình hoàn thiện khung pháp lý sẽ tích hợp tài sản số vào hệ thống tài chính chính thức, quy định rõ trách nhiệm thuế, bảo vệ nhà đầu tư và xây dựng cơ chế xử lý tranh chấp, đảm bảo sự minh bạch và ổn định cho thị trường.
Thực tế, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nhưng cũng không thể trì hoãn lâu hơn. Việc có một khung pháp lý hoàn chỉnh không chỉ giúp kiểm soát thị trường tài sản số mà còn tạo điều kiện để Việt Nam thu hút đầu tư, phát triển kinh tế số và đảm bảo an toàn tài chính cho người dân. Động thái chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ là bước đi quan trọng để Việt Nam không bị tụt lại trong cuộc đua với các quốc gia khác trong lĩnh vực này.
Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất thế giới. Có khoảng 17 - 20 triệu người Việt sở hữu ví tiền số, một con số rất lớn so với mức trung bình toàn cầu là 6,5 triệu người. Đặc biệt, dòng tiền giao dịch trong lĩnh vực này tại Việt Nam rất mạnh, ước tính mỗi năm dao động từ 100 - 120 tỷ USD, thậm chí còn cao hơn lượng vốn FDI đổ vào nền kinh tế.
Theo VTV.vn
19/03/2025-21:11
NGÀY 19-3-2025
19/03/2025-21:11
AN NINH TUYÊN QUANG (19-3-2025)
19/03/2025-21:10
KHI NÔNG NGHIỆP XANH LÀ XU THẾ TẤT YẾU
19/03/2025-21:06
Vừa qua, tại Trường quay S6 Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Văn hóa - Giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành ghi hình 5 số của Chương trình Đẹp + 84. Đây là cơ hội để Tuyên Quang giới thiệu về vùng đất, con người, những giá trị văn hóa, lịch sử tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.
19/03/2025-14:35
Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy ý chí để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo đang là cách làm phát huy hiệu quả ở xã đặc biệt khó khăn Đạo Viện, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
19/03/2025-12:29
Sáng ngày 19/3, Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị, do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
19/03/2025-12:28
Ngày 19/3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Ma Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực” trên địa bàn huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang.
19/03/2025-12:27
Hợp tác xã Nông sản xanh Sáng Nhung được thành lập năm 2017. Sau 7 năm hoạt động, HTX này hiện đang hình thành một chuỗi sản xuất khép kín, vừa tận dụng triệt để chất thải trong chăn nuôi, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần quan trọng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
19/03/2025-09:23
Ngày 18/3, ngoài việc kết luận các hành vi sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, đề nghị truy tố các bị can, qua vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng nêu một số kiến nghị về chính sách, pháp luật.
19/03/2025-09:22
Chiều 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và khoảng 60 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ đang thăm và làm việc tại Việt Nam, do Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam làm Trưởng đoàn.
19/03/2025-09:20
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 25-2 đến 18-3, đã có 23 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất, với mức giảm 0,1-1%/năm tùy theo từng kỳ hạn.
19/03/2025-09:19
Đội tuyển Việt Nam khởi đầu loạt trận FIFA Days tháng 3 bằng trận giao hữu với Campuchia (19-3) trước khi chạm trán với đội tuyển Lào (25-3) ở trận ra quân bảng F - vòng loại 3 Asian Cup 2027.