Nghiên cứu khoa học có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết lần này thí điểm cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng. Nhà nước sẽ quản lý thông qua đánh giá các giai đoạn nghiên cứu để tiếp tục cấp kinh phí, đánh giá các cơ sở nghiên cứu có kết quả để giao thực hiện tiếp các đề tài.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 17/2, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đề xuất tên gọi mới là: "Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".
Theo Bộ trưởng, Nghị quyết thí điểm không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi nghị quyết được chuẩn bị trong một thời gian ngắn mà tập trung vào thí điểm một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay, "đánh trúng" vào các điểm nghẽn kéo dài, "đánh trúng" vào các vấn đề cấp bách để tạo ra sự phát triển đột phá, thực hiện được ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
Tháng 5 này, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thông qua Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số cùng các luật liên quan khác. Đây sẽ là cơ hội để tiếp tục giải quyết căn cơ hơn các vấn đề thể chế, chính sách và cơ chế cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
"Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa ra khỏi nghị quyết một số chính sách cần thêm thời gian để nghiên cứu và đánh giá toàn diện các mặt tác động, ví dụ như chính sách về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học, công nghệ", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Về cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu, về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. Đây là những nội dung có nhiều vướng mắc kéo dài, gốc của nó là việc vì muốn tránh rủi ro nên chúng ta đề ra nhiều thủ tục phức tạp, dồn rất nhiều trách nhiệm lên các tổ chức nghiên cứu và kết quả là các cơ sở nghiên cứu không dám nhận những nghiên cứu lớn, có rủi ro cao như các nghiên cứu cơ bản.
"Nhưng nghiên cứu là có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết lần này thí điểm cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng. Nhà nước sẽ quản lý thông qua đánh giá các giai đoạn nghiên cứu để tiếp tục cấp kinh phí, đánh giá các cơ sở nghiên cứu có kết quả để giao thực hiện tiếp các đề tài", Bộ trưởng cho hay.
Nghị quyết cho phép Nhà nước cấp tiền cho nghiên cứu thông qua cơ chế quỹ. Nghị quyết cũng quy định về việc miễn trách nhiệm dân sự và không phải hoàn trả lại kinh phí nếu nghiên cứu không đi đến kết quả như dự kiến.
Hy vọng với những chính sách, cơ chế đặc biệt này, với việc phân biệt nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để có chính sách, cơ chế quản lý khác nhau, tạo thông thoáng cho cả 2 thì chi ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ đang là 1% sẽ tăng nền tối thiểu 2% như quy định của Luật Khoa học, công nghệ và có hiệu quả.
Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng "đây cũng đang là điểm nghẽn lớn và kéo dài".
Nghị quyết thí điểm việc cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu, với tài sản hình thành từ nghiên cứu để chủ động việc thương mại hóa ngay sau khi kết thúc nghiên cứu. Người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa, được phép tham gia lập và điều hành doanh nghiệp.
Đây là những chính sách rất mạnh mẽ để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, kể cả các kết quả nghiên cứu của những năm trước, tạo ra ích nước lợi nhà, vì kết quả nghiên cứu được thương mại hóa thì nhà nước sẽ thu được thuế, tạo ra công ăn việc làm, đất nước có trình độ khoa học, công nghệ cao hơn. Đây là cách thu hồi gián tiếp của Nhà nước đối với các khoản chi khoa học, công nghệ.
Hiện nay, chi cho nghiên cứu phát triển của đất nước đang là 0,5% GDP, mới được 1/4 so với mục tiêu 2%. Trong 2% GDP này, chi của doanh nghiệp phải chiếm 70 đến 80%, nhưng hiện nay doanh nghiệp mới chi khoảng 20.000 tỷ đồng/năm, mới đạt được 1/6 so với mục tiêu. Doanh nghiệp thì tập trung vào nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có tác động ngay đến phát triển kinh tế - xã hội, nên rất cần chính sách, cơ chế đột phá để kích thích doanh nghiệp.
Nghị quyết thí điểm cho phép doanh nghiệp chi cho khoa học, công nghệ ngoài Quỹ Khoa học, công nghệ và được tính là chi phí hợp lệ, được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp có thể chi cho khoa học, công nghệ nhiều hơn 10% lợi nhuận trước thuế và cũng không bị ràng buộc bởi các quy định quá chặt chẽ của quỹ.
Theo Bộ trưởng, việc giới hạn chi khoa học, công nghệ được hưởng ưu đãi thuế chỉ trong phạm vi Quỹ khoa học, công nghệ đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chi cho nghiên cứu phát triển ít hơn các nước tới 10 lần.
Đối với ý kiến về chính sách giải phóng mạnh mẽ hơn nữa Quỹ khoa học, công nghệ của doanh nghiệp, chính sách khấu trừ thuế cho các khoản chi khoa học, công nghệ, giống như Nhà nước chung tay với doanh nghiệp để đầu tư cho khoa học, công nghệ, để khuyến khích doanh nghiệp chi cho khoa học, công nghệ, cơ quan soạn thảo nhận thấy rất xác đáng và xin tiếp thu.
Về hạ tầng viễn thông, Nghị quyết 57 có chủ trương Nhà nước phải tham gia đầu tư hạ tầng số, 5G phải nhanh, cáp quang biển phải nhanh để tạo hạ tầng đi trước phát triển đất nước. Nghị quyết đề xuất việc hỗ trợ nhà mạng đầu tư 5G để phủ sóng nhanh toàn quốc. Bình thường mỗi nhà mạng đầu tư một năm chỉ xung quanh 5.000 trạm 5G. Nếu muốn họ đầu tư một năm tới 20.000 trạm để phủ sóng nhanh và trước thì Nhà nước phải hỗ trợ. Mức hỗ trợ đề xuất là 15%, vì mức này không vượt quá số tiền mà các nhà mạng đã bỏ ra để mua tần số 5G.
Một số đại biểu có ý kiến về việc dùng quỹ viễn thông công ích, nhưng quỹ này được quy định bởi luật là dành cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Để đẩy nhanh việc đầu tư các tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, để đi những hướng tuyến khác nhau ngoài khu vực Biển Đông nhằm tăng tính bền vững cho hạ tầng viễn thông Việt Nam, Nghị quyết cho phép chỉ định thầu.
Về dịch vụ viễn thông vệ tinh tầm thấp, đây là công nghệ mới phủ sóng băng rộng cho vùng sâu, vùng đồi núi rất hiệu quả. Để thu hút đầu tư nước ngoài, nghị quyết cho phép thí điểm với sở hữu nước ngoài tới 100% nhưng phải đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia.
Về chuyển đổi số cũng rất cần một chữ "nhanh", nhất là cho 2 năm 2025-2026 để tạo nhanh các nền tảng và động lực cho chuyển đổi số quốc gia trong những năm sau. Nghị quyết cho phép cơ chế chỉ định thầu một số loại dự án chuyển đổi số.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục giới hạn rõ hơn những trường hợp được chỉ định thầu để tránh bị lạm dụng cũng như bổ sung các quy định về kiểm toán và hậu kiểm.
Về công nghiệp bán dẫn - ngành công nghiệp chiến lược, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển đầy đủ tất cả các công đoạn của ngành công nghiệp này, trong đó khó nhất là nhà máy sản xuất, nhất là nhà máy sản xuất đầu tiên rất quan trọng cho nghiên cứu, cho chế thử các chip được thiết kế tại Việt Nam, rất quan trọng cho việc sản xuất các chip chuyên dùng của Việt Nam, nhất là quốc phòng, an ninh và rất quan trọng cho đào tạo nhân lực.
Theo Bộ trưởng, nhà máy quy mô nhỏ này khoảng dưới 1 tỷ USD giống như 1 phòng Lab - một phòng thí nghiệm hơn là 1 nhà máy, đáng nhẽ Nhà nước nên đầu tư toàn bộ, nhưng để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào vận hành, nghị quyết đề xuất hỗ trợ 30% tổng giá trị đầu tư.
Có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề xuất mức hỗ trợ cao hơn tới 50%, nếu làm nhanh hơn và tối thiểu cũng là 30%; cho phép doanh nghiệp dùng quỹ khoa học, công nghệ để đầu tư vì đây là dự án nghiên cứu phát triển không phải kinh doanh thuần túy; cho phép doanh nghiệp trích Quỹ Khoa học, công nghệ cao hơn 10% trong một số năm để đầu tư nhà máy, phòng Lab này cũng như không nên chỉ tên doanh nghiệp được hỗ trợ. Bộ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu vấn đề này.
Theo Chinhphu.vn
21/03/2025-08:34
Chiều 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steve David Daines.
21/03/2025-08:33
Chủ tịch nước khẳng định nhiều người dân Việt Nam dù chưa gặp nhưng đã biết đến và cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản Sugi Ryotaro.
21/03/2025-08:30
Sáng 20/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Steve David Daines.
21/03/2025-08:28
Ngày 20/3, tại Cung Hữu nghị Việt-Trung (Hà Nội), Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam-Trung Quốc các thời kỳ”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc 2025”. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại chương trình.
21/03/2025-08:26
Đây là lần thứ 7 Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, đôn đốc, tiếp tục nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ dự án sân bay Long Thành.
21/03/2025-08:24
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
21/03/2025-08:21
Chiều 20-3, đội tuyển U22 Việt Nam đã có trận mở màn gặp đội tuyển U22 Hàn Quốc, tại giải giao hữu quốc tế U22 CFA Team China 2025 diễn ra tại Giang Tô, Trung Quốc. Dù để đối phương cầm hòa 1-1, U22 Việt Nam vẫn xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi.
21/03/2025-08:20
Bộ sách 2 tập “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân là một công trình khoa học đồ sộ, quý giá, tập trung vào việc khảo cứu sự hình thành và biến đổi của các địa danh, địa giới hành chính trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước cho đến nay. Bộ sách do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành.
21/03/2025-08:18
Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ KH&CN) vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước năm 2024. Theo đó, Bộ Tài chính xếp hạng 1/30 Cổng thông tin điện tử bộ ngành, Thái Nguyên xếp hạng 1/63 Cổng thông tin điện tử tỉnh/thành phố.
21/03/2025-08:16
Theo Bộ Tài chính, trường hợp cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.
21/03/2025-08:15
Phí sàn tăng cao, biên lợi nhuận thu hẹp, trong khi quyền lợi không được đảm bảo khiến việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử ngày càng bấp bênh.
21/03/2025-08:12
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về thử thuốc trên lâm sàng.