Bộ trưởng GTVT Trần Hồng Minh nhấn mạnh việc áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để bảo đảm tiến độ và hiệu quả của các dự án đường sắt quan trọng, trong đó có việc chỉ định thầu.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh giải trình, làm rõ một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội nêu
Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP.Hà Nội, TPHCM.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã nghiên cứu và lựa chọn theo nguyên tắc tuyến ngắn nhất, thẳng nhất, giảm thiểu các công trình trên tuyến và cân đối được khối lượng đào cũng như khối lượng đắp. Phương án tuyến đã được bàn bạc thống nhất với 9 địa phương liên quan.
Thiết kế của các công trình trên tuyến bảo đảm được khả năng chịu lực, nằm trong các tiêu chuẩn thiết kế của quốc gia cũng như của thế giới; giao cắt khác mức với đường bộ đã được nghiên cứu kỹ...
Về nội dung mức đầu tư dự án được nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cao hơn mức thế giới, theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, tổng mức đầu tư xấp xỉ 8,3 tỉ USD toàn tuyến, tuy nhiên đã bao gồm giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và các chi phí khác.
"Nếu chúng ta trừ chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí khác, thì hiện nay dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ở mức 15,96 triệu USD/km. Tham khảo ở các quốc gia trên thế giới, so sánh với tuyến đường sắt Ngọc Khê - Mạc Hàn (Trung Quốc) có suất đầu tư 17,95 triệu USD, hay tuyến đường sắt Boten - Vientiane (Lào) đạt mức 16,77 triệu USD/km.
Tổng mức đầu tư của chúng ta thấp hơn một chút, là tương đối hợp lý so với khu vực", ông Minh nhấn mạnh.
Về bảo đảm an toàn nợ công, Bộ Tài chính ước tính theo GDP hiện nay, nếu thực hiện dự án có thể làm tăng trần nợ công từ 1,4 đến 1,5% GDP. Nhưng nếu trong giai đoạn tới 2026-2031 tăng trưởng kinh tế dự kiến hai con số thì tỉ lệ này sẽ giảm đi.
Quốc hội thảo luận ở hội trường ngày 15/2
Đối với cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, Bộ trưởng cho biết, do dự án có tiến độ rất gấp, quy mô lớn, nếu thực hiện theo điều kiện hiện hành sẽ không đáp ứng được tiến độ yêu cầu. Đồng thời, với chủ trương về tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030 thì việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sẽ là một động lực để góp phần tăng trưởng. Vì vậy, dự án đề xuất 15/19 cơ chế chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 172 và thêm vào 3 cơ chế chính sách.
Đối với Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù về đường sắt đô thị của hai thành phố Hà Nội và TPHCM, theo Bộ trưởng, từ thực tiễn triển khai của 2 thành phố cho thấy công tác phê duyệt chủ trương đầu tư thường mất từ 3 cho đến 5 tháng thậm chí một số dự án mất hơn 5 năm.
Trong khi Nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra từ nay đến năm 2035 TP. Hà Nội và TPHCM phải thực hiện xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Đây là một thách thức, nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù rút ngắn thì không thể hoàn thành được.
Về cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cũng như rút ngắn thời gian, nếu chúng tôi tính toán thì giảm từ 3 cho đến 5 năm, phân cấp cho địa phương để quyết định được tính chủ động và rút ngắn trình tự phê duyệt theo đúng nguyên tắc các địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.
Đối với công tác chỉ định thầu, Bộ trưởng cho biết, ttheo quy trình thông thường, chỉ định thầu sẽ rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khoảng 4 đến 6 tháng cho mỗi công đoạn so với hình thức đấu thầu thông thường.
Một dự án thường trải qua rất nhiều giai đoạn, từ lập dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến khả thi, đến thiết kế kỹ thuật, đến lựa chọn nhà thầu thi công, song song với công tác đó là giải phóng mặt bằng, rừng, đất, các công trình trên tuyến, tái định cư...
"Công tác nào cũng đấu thầu thời gian mới kéo dài. Nếu chúng ta thực hiện quy định chỉ định thầu có thể rút ngắn được từ 18 cho đến 25 tháng", Bộ trưởng cho hay.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm triển khai các tuyến đường sắt trên thế giới và thông thường tiến độ ở thời điểm quyết định từ chủ trương đầu tư đến thời điểm mở thầu khoảng 30 tháng.
Trong khi đó, theo yêu cầu của Bộ Chính trị tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành năm 2030 và cơ bản hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố vào năm 2035. Tiến độ này là rất thách thức cần có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt mới có thể bảo đảm tiến độ này. Trong đó, cần các chính sách về chỉ định thầu, nội dung chính sách này nằm trong Đề án đã được Bộ Chính trị thông qua.
Bên cạnh đó, công tác chỉ định thầu sẽ không phát sinh các tình huống trong đấu thầu như thực tế trong thời gian vừa qua, như các gói thầu ở nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa qua phải đấu thầu lại, kéo dài rất nhiều thời gian và một số các dự án khác ở các địa phương.
Thực tế, một số công trình giao thông triển khai trong thời gian vừa qua đã được Quốc hội cho phép chỉ định thầu với yêu cầu tiết kiệm, giảm tiết kiệm 5% dự toán đã phát huy hiệu quả. Trong khi đó, việc đấu thầu theo quy định thông thường thì giảm so với dự toán là không đáng kể, có nơi 0,1; 0,2; 0,3; 05; 1,5%.
Mặt khác, chỉ định thầu cũng là một hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu. Công tác chỉ định thầu được pháp luật quy định rất chặt chẽ và các bước đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu.
"Các dự án đường sắt đòi hỏi phải chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp đường sắt nên việc chỉ định thầu có thuận lợi. Việc yêu cầu nhà thầu chuyển giao các công nghệ cho đối tác Việt Nam, nếu như chúng ta đấu thầu rất khó.
Thực tế, những sai phạm chủ yếu xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện chứ không phải do chủ trương quyết định lựa chọn hình thức chỉ định thầu. Hiện nay, chưa có vụ án hoặc vụ việc nào như thế này", Bộ trưởng Trần Hồng Minh nói.
Theo Chinhphu.vn
21/03/2025-08:34
Chiều 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steve David Daines.
21/03/2025-08:33
Chủ tịch nước khẳng định nhiều người dân Việt Nam dù chưa gặp nhưng đã biết đến và cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản Sugi Ryotaro.
21/03/2025-08:30
Sáng 20/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Steve David Daines.
21/03/2025-08:28
Ngày 20/3, tại Cung Hữu nghị Việt-Trung (Hà Nội), Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam-Trung Quốc các thời kỳ”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc 2025”. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại chương trình.
21/03/2025-08:26
Đây là lần thứ 7 Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, đôn đốc, tiếp tục nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ dự án sân bay Long Thành.
21/03/2025-08:24
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
21/03/2025-08:21
Chiều 20-3, đội tuyển U22 Việt Nam đã có trận mở màn gặp đội tuyển U22 Hàn Quốc, tại giải giao hữu quốc tế U22 CFA Team China 2025 diễn ra tại Giang Tô, Trung Quốc. Dù để đối phương cầm hòa 1-1, U22 Việt Nam vẫn xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi.
21/03/2025-08:20
Bộ sách 2 tập “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân là một công trình khoa học đồ sộ, quý giá, tập trung vào việc khảo cứu sự hình thành và biến đổi của các địa danh, địa giới hành chính trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước cho đến nay. Bộ sách do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành.
21/03/2025-08:18
Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ KH&CN) vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước năm 2024. Theo đó, Bộ Tài chính xếp hạng 1/30 Cổng thông tin điện tử bộ ngành, Thái Nguyên xếp hạng 1/63 Cổng thông tin điện tử tỉnh/thành phố.
21/03/2025-08:16
Theo Bộ Tài chính, trường hợp cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.
21/03/2025-08:15
Phí sàn tăng cao, biên lợi nhuận thu hẹp, trong khi quyền lợi không được đảm bảo khiến việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử ngày càng bấp bênh.
21/03/2025-08:12
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về thử thuốc trên lâm sàng.