Những ngày lễ, Tết, âm vang từ những nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai là làn điệu hát then say đắm lòng người. Những câu hát then kết hợp với tiếng đàn tính như tô điểm cho bức tranh mảnh đất biên giới yên bình thêm màu sắc.
Cộng đồng người Tày duy trì nét văn hóa dân tộc ở vùng đất mới - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Nét đẹp nguồn cội
Từ vùng rừng núi Bắc Bộ rời vào thôn Pắc Pó, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai lập nghiệp đã hơn 30 năm, cộng đồng người Tày nơi đây vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Với họ, gìn giữ những bài hát Then, những làn điệu đàn tính chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.
Rời quê hương Cao Bằng đã lâu song ông Nông Văn Đoàn (60 tuổi) vẫn luôn gìn giữ cây đàn tính mà ông luôn xem là "báu vật" của riêng mình.
Ông Đoàn cho biết, với đồng bào dân tộc Tày ở vùng núi Việt Bắc, hát Then từ lâu đã trở thành nét đẹp sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là thiên (trời), là điệu hát của thần tiên truyền lại. Đạo cụ không thể thiếu khi hát then là cây đàn Tính - loại nhạc cụ tạo hình từ quả bầu. Hát Then mang tính chất lễ và hội, ngoài yếu tố tâm linh là để cầu mùa, chúc phúc, then còn giải trí, giãi bày nỗi lòng, thể hiện tình yêu đôi lứa, ca ngợi quê hương bản làng, lao động sản xuất. Còn cây đàn tính giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày. Âm thanh của đàn tính vừa dẫn dắt vừa đệm cho giọng hát nghệ sĩ diễn xướng thêm du dương, sâu lắng.
"Tôi lớn lên cùng cây đàn Tính. Tôi học đàn Tính từ bố mình, đến năm 15 tuổi, tôi đã chơi thành thạo và am hiểu các công đoạn chế tác đàn Tính. Bây giờ, khi xa quê, cây đàn Tính giúp tôi luôn nhớ rằng mình sinh ra và lớn lên ở đâu, để biết gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc mình", ông Đoàn tâm sự.
Ngoài gìn giữ, ông Đoàn còn chế tạo ra những cây đàn Tính để chia sẻ cho thành viên trong cộng đồng dân tộc của mình. Theo ông Đoàn, để tạo ra được cây đàn Tính mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Các công đoạn làm đàn hoàn toàn thủ công nên đòi hỏi phải tỉ mỉ và cẩn thận.
Đồng thời để làm được cây đàn Tính chuẩn phải dựa trên kinh nghiệm và khả năng thẩm âm của người thợ đàn. Một cây đàn Tính tốt, có tiếng đàn hay, chuẩn cần hội tụ đủ các yếu tố như: Bầu đàn kích cỡ phù hợp, đục lỗ bầu và lên dây chuẩn. Đàn Tính gồm các bộ phận chính là bầu đàn được làm từ nửa quả bầu khô; cần đàn làm bằng gỗ dâu, dây đàn làm bằng tơ se.
Bà Đinh Thị Thiều luôn giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Bà Đinh Thị Thiều (65 tuổi) chia sẻ, bà rời quê nhà ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng vào vùng đất mới đã hơn 20 năm. Tuổi thơ lớn lên cùng những bài hát then nên không biết tự lúc nào, những làn điệu Then cứ thế thấm sâu nuôi dưỡng tâm hồn. Năm 18 tuổi, bà đã thuộc lòng hàng chục bài hát Then, được mời tham gia hát Then tại các hội thi, hội diễn ở địa phương.
"Dù xa quê đã lâu song chưa khi nào tôi quên được điệu hát Then, đàn Tính. Ngoài những bài hát then truyền thống của người Tày, tôi cũng thường xuyên dành thời gian tìm hiểu, tập hát hòa âm cùng đàn tính một số bài hát then ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Bác Hồ như: Việt Bắc nhớ Bác Hồ, trăng soi đường Bác, suối Lê nin,..." , bà Thiều bộc bạch.
Biểu diễn hát then, đàn tính tại các sự kiện do địa phương tổ chức - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Để văn hóa dân tộc không bao giờ nhạt phai
Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy làn điệu hát Then, đàn Tính, bà Thiều đứng ra kêu gọi thành lập câu lạc bộ "Đàn Tính - hát Then Bằng Lăng" với 18 thành viên thường xuyên tập luyện, tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện do địa phương tổ chức.
"Câu lạc bộ là nơi kết nối những người con xa quê cùng giúp nhau trong cuộc sống và bảo tồn, phát huy âm thanh của đàn Tính, điệu Then. Dù xa quê vào Tây Nguyên lập nghiệp nhưng trong trái tim chúng tôi, tình yêu quê hương, bản sắc văn hóa dân tộc không bao giờ nhạt phai. Khi đi biểu diễn ở các lễ hội, chúng tôi rất vui vì đã góp phần quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong tương lai, tôi hy vọng sẽ truyền lại nét đẹp văn hóa của dân tộc cho nhiều người hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ", bà Thiều mong muốn.
Ông Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu, huyện Chư Prông cho biết: Người Tày ở xã Ia Lâu lưu giữ đầy đủ nét đẹp văn hóa hát Then, đàn Tính đặc trưng của dân tộc. Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn đã góp phần tạo sợi dây gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc nơi biên giới. Nhằm khuyến khích bảo tồn văn hóa truyền thống, hàng năm địa phương thường xuyên tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn nghệ, trong đó không thể thiếu những tiết mục biểu diễn hát Then, đàn Tính mang đậm bản sắc dân tộc của người dân di cư vào vùng đất mới.
Theo Chinhphu.vn
27/01/2025-21:42
NGÀY 27-1-2025
27/01/2025-21:40
Chiều nay, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm, chúc tết một số đơn vị làm nhiệm vụ trực tết gồm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh.
27/01/2025-21:36
Trong những ngày này, tại Khu đô thị Ocean City tỉnh Hưng Yên đang diễn ra vòng chung kết Lễ hội đèn lồng quốc tế năm 2025 lần đầu tiên được tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến chiêm ngưỡng. Có 5 quốc gia tham dự lễ hội gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tỉnh Tuyên Quang có 5 đội tham gia và khẳng định giá trị văn hóa truyền thống – lễ hội Thành Tuyên qua lễ hội này.
27/01/2025-21:35
Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, công an huyện Na Hang tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
27/01/2025-21:34
Chúng ta đang bước vào những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong khi mọi người háo hức chuẩn bị đón xuân thì tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, công tác đảm bảo cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết luôn được sẵn sàng. Nhân lực, thuốc men, trang thiết bị y tế đều được chuẩn bị chu đáo để đảm bảo phục vụ người dân tốt nhất.
27/01/2025-19:31
YÊN SƠN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN (27-1-2025)
27/01/2025-19:30
CÔNG DÂN HỎI CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRẢ LỜI (27-1-2025)
27/01/2025-19:29
TUỔI CAO CHÍ CÀNG CAO (27-1-2025)
27/01/2025-19:28
ẨM THỰC XỨ TUYÊN (27-1-2025)
27/01/2025-12:27
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khi khắp nơi rộn ràng chuẩn bị đón Tết, tại công trường cầu Vĩnh Tuy là cây cầu cuối tuyến thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang không khí làm việc khẩn trương vẫn đang diễn ra.
27/01/2025-12:26
Những ngày này tại các địa phương trong tỉnh, người dân đang tất bật chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc. Với bà con nhân dân ở thôn Đồng Luộc, xã Phúc Ứng huyện Sơn Dương thì niềm vui đón xuân mới càng được nhân lên khi truyến đường giao thôn liên thôn dài gần 1km được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Có được niềm vui này là nhờ sự đồng lòng chung sức của cán bộ đảng viên và nhân dân./.
27/01/2025-12:25
Tết đến xuân về cũng là lúc mỗi gia đình được cùng nhau sum vầy sau một năm vất vả. Niềm vui ấy còn đặc biệt hơn với các hộ nghèo khi năm nay họ được đón tết trong ngôi nhà mới, nhờ sự hỗ trợ từ chương trình xóa nhà tạm, dột nát.