Ðối với người Mường nói chung và người Mường Hòa Bình nói riêng, cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần. Âm thanh cồng chiêng như mạch nước ngầm thấm đẫm vào cuộc sống của cộng đồng người Mường di cư vào Gia Lai.
Đồng bào dân tộc Mường giữ nét văn hóa truyền thống ở vùng đất mới - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Đường vào xã Ia Lâu, thôn Đà Bắc, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai uốn lượn, phong cảnh hữu tình với những rặng cỏ lau khô bên đường và những quả đồi xanh ngút ngàn.
Vào những ngày cuối tuần, bà con dân tộc Mường tập trung để tập luyện trình diễn cồng chiêng. Phụ nữ mặc trang phục chỉnh tề, đúng quy cách với áo trắng, váy đen dài, khăn trùm đầu. Bên giá đỡ 2 chiếc chiêng và 1 chiếc trống, mọi người nắm tay nhau múa xòe, nhảy sạp và hát đối đáp bằng tiếng Mường; các thành viên tập luyện hăng say trong không khí vui vẻ, sôi nổi.
Chị Bùi Thị Tinh, Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Đà Bắc, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai chia sẻ: Với người Mường, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn có ý nghĩa linh thiêng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Nếu như chiêng của đồng bào Jrai, Bahna chủ yếu là nam giới đánh, thì chiêng Mường lại chủ yếu là phụ nữ. Bộ chiêng của bà con ở Tây Nguyên có nhiều chiếc, còn bộ chiêng của người Mường gồm 2 chiếc chiêng và 1 chiếc trống; âm thanh của chiêng Mường bay bổng, ngân vang.
Chị Tinh chia sẻ, khi công trình nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng, người Mường di cư từ xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vào Gia Lai lập nghiệp. Lúc đầu, chỉ có vài chục hộ nhưng đến nay thôn Đà Bắc đã có 125 hộ là người dân tộc Mường. Trong hành trang di cư thường có thêm bộ cồng chiêng và được người dân cất giữ cẩn thận.
"Lúc mới vào lập nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng chưa được chú trọng. Dần dần, cuộc sống ổn định, bà con càng chú trọng việc bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Người già cùng các nghệ nhân đứng ra tập hợp con cháu lại để truyền dạy các bài cồng chiêng. Bà con tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt văn hóa mà không thể thiếu âm nhạc cồng chiêng. Hương ước của thôn cũng đề cập đến việc bảo tồn cồng chiêng của dân tộc", chị Tinh nói.
Chị Tinh cho hay, cồng chiêng là biểu tượng văn hóa của người Mường. Không những vậy, cồng chiêng còn góp một phần nhỏ bé vào sự đa dạng của nền văn hóa đa sắc tộc Việt Nam. Nhạc cụ này tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống, văn hóa, do đó dù là già hay trẻ, dù là trai hay gái, hễ là người Mường thì đều coi cồng chiêng là bảo vật thiêng liêng của mình, họ lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Những bài chiêng thường được biểu diễn khi nhà có khách, đám cưới, ngày hội lớn của cộng đồng. "Nhờ được các nghệ nhân chỉ dạy tận tình, đến nay tôi đánh thuần thục nhiều bài chiêng truyền thống của dân tộc. Khi có việc vui thì đánh cả 2 chiêng, 1 trống; việc buồn thì đánh 1 chiêng, 1 trống.", chị Tinh kể.
Tiếng chiêng của người Mường là sự kết nối với quê hương, nguồn cội - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Để tiếng chiêng mãi vang xa
Đối với đồng bào Mường ở xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, văn hóa cồng chiêng là một di sản rất đặc biệt mà dù trải qua bao biến cố thời gian, họ vẫn đang từng ngày bảo vệ và phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc.
Để phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng trong đời sống, cuối năm 2023, Chi hội Phụ nữ phối hợp cùng Chi đoàn thôn Đà Bắc thành lập Câu lạc bộ cồng chiêng người Mường. Thời gian đầu, Câu lạc bộ chỉ có 20 thành viên nhưng đến nay đã tăng lên 50 thành viên. Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt vào dịp cuối tuần. Không chỉ sinh hoạt tại địa phương, Câu lạc bộ Cồng chiêng người Mường thường xuyên tham gia nhiều chương trình văn hóa do địa phương tổ chức.
Ông Đinh Văn Thiên, người dân thôn Đà Bắc chia sẻ, xa quê vào vùng đất mới để sinh sống nên người Mường rất đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Luôn nhắc nhở nhau việc duy trì nét văn hóa dân tộc mình; bởi việc giữ gìn văn hóa cồng chiêng không chỉ góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường mà còn là sự kết nối với quê hương, nguồn cội.
Theo anh Nguyễn Thế Sơn Kiên, Bí thư Đoàn xã Ia Lâu, thôn Đà Bắc là một trong những địa phương tập trung đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Các nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mường như ném còn, hát ví và đặc biệt là cồng chiêng vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và phát huy. Trong không khí lễ hội, nhờ có tiếng chồng chiêng mà trở nên rộn ràng, tươi vui hơn. Khi tiếng cồng chiêng vang lên, sâu thẳm mỗi người Mường đều cảm thấy tự hào, thêm yêu quý văn hóa của dân tộc mình và từ đó chung tay gìn giữ, để tiếng chiêng ngân vang, rộn rã nơi vùng biên giới.
Theo Chinhphu.vn
26/01/2025-12:31
Sáng 26/1, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm hỏi, tặng quà tết cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trao nhà nhân ái tại huyện Na Hang.
26/01/2025-12:29
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều phần quà đã được chuyển đến công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Đây là tình cảm, sự hỗ trợ, động viên của tổ chức Công đoàn thành phố Tuyên Quang dành tặng đoàn viên, người lao động với mong muốn họ cùng gia đình đón Tết ấm áp, đủ đầy hơn.
26/01/2025-12:29
Do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn tỉnh nhiệt độ xuống thấp. Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày giá rét, các ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tăng cường các biện pháp phòng chống đói rét, giữ ấm cho đàn vật nuôi./.
26/01/2025-12:28
Mỗi độ Tết đến, xuân về, những phiên chợ quê lại trở nên tấp nập, rộn ràng. Không chỉ là nơi giao thương, chợ phiên ngày Tết còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, nơi con người tìm về cội nguồn, gắn kết tình thân. Hãy cùng chúng tôi đi chợ phiên Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang để cảm nhận hương vị Tết đã đến rất gần.
26/01/2025-09:34
Thành công của Diễn đàn nghị viện về hợp tác Pháp ngữ và Hội nghị Ban Chấp hành APF một lần nữa khẳng định sự chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam.
26/01/2025-09:31
Những chiếc smartphone cài sẵn TikTok đang được rao bán trên eBay với mức giá lên tới hàng nghìn USD, trong bối cảnh ứng dụng này đã bị gỡ khỏi App Store và Play Store.
26/01/2025-09:27
Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
26/01/2025-09:25
OpenAI đã giới thiệu chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Operator, có khả năng mô phỏng cách làm việc của con người khi tương tác trên trang web.
26/01/2025-09:23
Ngày 24-1, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ công an) cho biết, trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên phổ biến, với lượng thông tin và website khổng lồ, đa dạng là phương tiện đắc lực cho người dùng trong cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường mạng luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro, nguy cơ.
26/01/2025-09:17
Các chương trình “Gặp nhau cuối năm”, “Tự hào thể thao Việt Nam”, “Vạn xuân”, “Tết nghĩa là hy vọng”… trong đêm Giao thừa đón Xuân Ất Tỵ 2025 trên các kênh sóng VTV, sẽ đưa khán giả gặp gỡ nhiều gương mặt nổi tiếng, trong đó có tuyển thủ Nguyễn Xuân Son, NSND Tự Long, NSND Thu Huyền, NSND Quốc Khánh, NSND Thanh Lam, ca sĩ Hồng Nhung, Hà Trần…
26/01/2025-09:17
Với mục đích thúc đẩy sự phát triển của bóng đá trẻ, Ban tổ chức SEA Games 33 tại Thái Lan đã đề xuất áp dụng quy định chỉ sử dụng cầu thủ U22 cho môn bóng đá nam. Quy định này đã được thông qua sau cuộc họp của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT) vừa qua.
26/01/2025-09:12
"Nền kinh tế Việt Nam đang có cơ hội lớn để chuyển mình bắt kịp với thời đại. Dù khởi đầu có thể còn khó khăn nhưng chúng ta sẽ tạo được đòn bẩy giúp nền kinh tế tiến vào giai đoạn tăng trưởng hai con số", đây là nhận định của ông Nguyễn Hồng Huệ (ông Peter Hồng), Uỷ viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ.