Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí chiến lược, tài nguyên du lịch phong phú bậc nhất cả nước, nhưng sau hàng chục năm vẫn là điểm đến "một lần cho biết" đối với du khách. Câu chuyện cốt lõi: Thiếu liên kết vùng, mạnh ai nấy làm, trùng lắp sản phẩm, rời rạc tuyến điểm, thiếu sản phẩm cao cấp, như khách sạn, khu nghỉ hạng sang, sân golf…
ĐBSCL với những dòng sông phù sa cuộn chảy, vườn cây trái trĩu quả, chợ nổi tấp nập và những làn điệu đờn ca tài tử ngọt ngào... từng được xem là "báu vật tiềm ẩn" của du lịch Việt Nam. Nhưng sau hơn một thập kỷ được gọi tên trong các chiến lược du lịch quốc gia, vùng đất này vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán: "Vì sao chưa thể cất cánh và làm gì để cất cánh?".
Cột cờ mũi Cà Mau - địa danh du lịch nổi tiếng của Đồng băng sông Cửu Long - Ảnh: VGP/ Thanh Dũng
Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, năm 2024, vùng ĐBSCL đón hơn 52 triệu lượt du khách, tăng 15,94% so với cùng kỳ 2023; trong đó, khách quốc tế chiếm hơn 2,8 triệu lượt, tăng 49,44% so với cùng kỳ 2023, khách nội địa hơn 49 triệu lượt, tăng 14,47%. Tổng thu từ hoạt động du lịch là hơn 62.000 tỷ đồng, tăng 36,06%.
Trong đó, TP. Cần Thơ đón khoảng 6,3 triệu lượt khách, tổng thu ước đạt 6.226 tỷ đồng; tỉnh An Giang đón 9 triệu du khách, tổng thu hơn 10.000 tỷ đồng; tỉnh Đồng Tháp thu hút 4,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng…
Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm một tỷ lệ thấp khi so sánh với tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 17,5 triệu lượt trong năm 2024.
Điều trớ trêu là Phú Quốc – vốn cũng nằm trong vùng ĐBSCL, lại là ngoại lệ khi "bứt phá" ngoạn mục, nhờ có sân bay quốc tế, hạ tầng du lịch đẳng cấp và chiến lược thu hút đầu tư mạnh mẽ đã đạt đến 9,8 triệu du khách, trong đó 962.000 khách quốc tế, tổng thu 25.000 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ).
Có thể khẳng định, ĐBSCL đang sở hữu nhiều tiềm năng mà các vùng khác mơ ước: Hệ sinh thái sông nước đa dạng với rừng tràm, vườn quốc gia, biển đảo; lễ hội dân gian, di sản văn hóa phi vật thể (đờn ca tài tử Nam Bộ), ẩm thực độc đáo bậc nhất cả nước...
Không khó khi kể ra một loạt di tích, danh thắng và giá trị văn hóa của ĐBSCL, như đảo Phú Quốc và các đảo nhỏ khác, như Nam Du, Hòn Sơn, vườn quốc gia U Minh Thượng, Hòn Thơm (Kiên Giang); Nhà công tử Bạc Liêu và Dạ cổ hoài lang (Bạc Liêu); Lễ hội Bà Chúa Xứ, hồ Búng Thiên, di tích Ốc Eo, Chùa Hang, rừng tràm Trà Sư (An Giang); Đất Mũi và rừng U Minh Hạ (Cà Mau); chợ nổi Cái Răng, Thiền viện Trúc Lâm, nhà cổ Bình Thủy, trái cây Phong Điền (Cần Thơ); khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, di tích Gò Tháp, vườn sếu Tam Nông (Đồng Tháp), chùa Dơi…
Đáng chú ý, hệ thống chợ nổi: Cái Răng (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Phong Điền (Hậu Giang), Ngã Bảy (Sóc Trăng), Ngã Năm (Bạc Liêu) ở vùng ĐBSCL còn giữ được nhiều nét nguyên bản đến ngày nay, thể hiện phong cách văn hóa độc đáo của vùng sông nước Nam Bộ, thu hút hoạt động trải nghiệm của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, cũng góp phần tạo nên bản sắc du lịch riêng.
Chia sẻ với Báo Điện tử Chính phủ về tiềm năng và lợi thế du lịch của ĐBSCL, bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM đánh giá, đây là khu vực có nhiều tiềm năng về văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái đa dạng, hội tụ đầy đủ và có sự khác biệt rất đáng để du khách khám phá, trải nghiệm.
"Nếu biết tận dụng và phát huy lợi thế của những điểm mạnh có sẵn, du lịch ĐBSCL sẽ là điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam", bà Nguyễn Thị Khánh nhận định.
Ông Trần Thanh Nghị, Giám đốc chi nhánh Công ty Du lịch Bến Thành tại Cần Thơ bày tỏ: Tiềm năng du lịch của ĐBSCL rất đa dạng và chưa được khai thác triệt để. Vì thế, việc phát triển sản phẩm du lịch xanh và bền vững thực sự có ý nghĩa trong việc biến khu vực này thành điểm đến hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Đông Nam Á.
Cần Thơ: Đô thị sông nước phát triển ngày càng hiện đại - Ảnh: VGP/ Văn Ngọc Thuần
Theo khảo sát, hình thức du lịch phổ biến nhất ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu là các tour du lịch đường sông, khám phá các cù lao, cồn và làng nghề truyền thống, hay "xuồng ba lá – miệt vườn – ăn cá tai tượng – nghe đờn ca tài tử". Không sai khi gọi đây là bản sắc, nhưng vấn đề là bản sắc ấy được du khách thưởng thức gần như ở mọi địa phương trong vùng, khiến họ có cảm giác "đi tỉnh nào cũng giống nhau".
"Gia đình chúng tôi đi tour Tiền Giang – Bến Tre – Vĩnh Long – Cần Thơ trong 4 ngày, nhưng cảm giác như đang xem đi xem lại một bộ phim với mô típ giống nhau, trùng lặp", chị Loan, một du khách từ Bến Cát (Bình Dương) chia sẻ sau chuyến đi.
TS. Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội Cần Thơ nhìn nhận: Là trung tâm vùng nhưng sản phẩm dịch vụ của Cần Thơ còn chưa phong phú, không kích thích được nhu cầu tiêu dùng của du khách. Ngoài những chi tiêu cho các dịch vụ chính, thì Cần Thơ chưa có nhiều sản phẩm bổ sung, quà lưu niệm, sản phẩm đặc thù, chương trình trải nghiệm văn hóa, truyền thống… để có thể níu chân du khách. Các hoạt động về đêm rất ít và chủ yếu phục vụ khách du lịch thông thường. Những điểm vui chơi giải trí có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách MICE (kết hợp hội thảo, sự kiện, triển lãm) còn hạn chế.
Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Trần Văn Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Việt (Quận 1, TPHCM) thẳng thắn nhận xét: Các sản phẩm du lịch ĐBSCL nhàm chán, chỗ nào cũng chèo xuồng ba lá, thăm lò kẹo dừa, đờn ca tài tử, chợ nổi sông nước; môi trường kém, chèo kéo du khách; ẩm thực đặc sắc nhưng chưa phù hợp khẩu vị với du khách vùng khác đến đây, giao thông chưa thuận lợi…
"Điều này thua hẳn so với sản phẩm du lịch các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc đang làm hiện nay. Du lịch ĐBSCL có dấu hiệu đi trước nhưng lại về sau so với khu vực khác", ông Long nói.
Trong khi đó, các loại hình du lịch có khả năng tạo dấu ấn mạnh, như: Du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh kết hợp khám phá lịch sử vùng đất phương Nam... khai thác chưa được nhiều, chỉ xuất hiện ở quy mô nhỏ lẻ, không đủ sức cạnh tranh.
Ông Trần Việt Phường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - Ảnh: VGP/LS
Có cùng nhận định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Trần Việt Phường cho rằng, sản phẩm du lịch của ĐBSCL chưa đa dạng, phong phú, chưa phát huy các giá trị và tài nguyên về văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, thiếu sản phẩm du lịch đặc thù mang thương hiệu lớn của vùng.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng phục vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, tổ chức sự kiện văn hóa thể thao, hội nghị, hội thảo, triển lãm còn thiếu và chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Trong khi các địa phương khác của cả nước đã chuyển mạnh sang du lịch trải nghiệm, du lịch xanh, du lịch MICE, y tế, giáo dục...,thì du lịch ĐBSCL vẫn dừng ở mức "tham quan và ăn uống". Bên cạnh đó, dịch vụ chưa chuyên nghiệp, khó tiếp cận thông tin điểm đến bằng tiếng nước ngoài, hạ tầng lưu trú chưa đa dạng.
Ông Trần Văn Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Việt thẳng thắn chia sẻ: ĐBSCL đang lãng phí rất lớn tiềm năng dồi dào, lợi thế khác biệt hiện có. Nếu không làm du lịch theo vùng, du lịch ĐBSCL sẽ mãi chỉ là "nơi để đi qua", chứ không phải "đi đến và trải nghiệm sâu". Ngành du lịch địa phương không chỉ mất cơ hội khai thác tài nguyên sẵn có, mà còn khiến cả vùng hụt hơi so với các khu vực khác vốn có ít tiềm năng hơn.
Tiềm năng thì có nhiều, tài nguyên thì phong phú, nhưng du lịch miền Tây vẫn như một bức tranh đẹp chưa ai tô màu trọn vẹn. Trong khi đó, những kỳ vọng về một "điểm đến du lịch quốc gia" sẽ không đạt kỳ vọng nếu cả vùng không có sự chuyển mình quyết liệt.
Theo Chinhphu.vn
24/06/2025-12:44
Sáng ngày 24/6, đồng chí Ma Thế Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình thực hiện công tác sắp xếp, sáp nhập xã và chuẩn bị vận hành hoạt động xã mới tại huyện Lâm Bình. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
24/06/2025-12:42
Sáng ngày 24/6, Cục Thống kê tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước, triển khai, hướng dẫn xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã (mới) nhiệm kỳ 2025-2030.
24/06/2025-12:41
Sáng ngày 24/6, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026; Thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.
24/06/2025-12:40
Chỉ còn vài ngày nữa là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào vận hành. Tuy nhiên những ngày này, tại các địa phương, đội ngũ cán bộ công chức vẫn phát huy tinh thần chủ động, đoàn kết, hoàn tất mọi công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập. Niềm tin của nhân dân được giữ vững nhờ sự đồng hành, giải thích, hỗ trợ kịp thời từ chính quyền hai cấp.
24/06/2025-12:39
Với sự chủ động từ doanh nghiệp, linh hoạt từ cơ chế chính sách và sự đồng hành của chính quyền địa phương, ngành chế biến, chế tạo đang tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.
24/06/2025-12:39
Khuyến khích tạo điều kiện để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác đang được các địa phương thực hiện có hiệu quả. Trong đó cây tre lục trúc đang là hướng phát triển tại nhiều địa phương.
24/06/2025-12:38
Mỗi kỳ thi đến gần là một hành trình đầy áp lực với các sĩ tử. Nhưng đồng hành cùng các em không chỉ có gia đình, thầy cô mà còn có những màu áo xanh tình nguyện. Năm nay, tại 30 điểm thi trong toàn tỉnh, hơn 1.200 tình nguyện viên đã sẵn sàng hỗ trợ từ những việc nhỏ nhất, góp phần tạo nên một mùa thi an toàn, ấm áp hơn cho thí sinh.
24/06/2025-08:02
Trưa 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.
24/06/2025-07:59
Tham dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả.
24/06/2025-07:15
Ngày 23/6, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 4177 hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ nhằm kịp thời giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
24/06/2025-07:11
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 23/6/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
24/06/2025-07:10
Từ các khu chợ sầm uất đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang bị lực lượng chức năng đồng loạt siết chặt.