Làng nghề truyền thống – nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc – đang được “đánh thức” bằng mô hình phát triển gắn với du lịch và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây được xem là hướng đi hiệu quả, bền vững để nâng tầm giá trị kinh tế và văn hóa vùng nông thôn.
Giới thiệu các sản phẩm du lịch của xã Hồng Vân đến du khách. Ảnh: VGP/DA
Việt Nam hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, trong đó Hà Nội chiếm hơn 1.300 làng nghề – con số lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, nhiều làng nghề vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thiếu đổi mới thiết kế, công nghệ, hoặc chưa gắn kết hiệu quả với thị trường và du lịch.
Để giải quyết bài toán đó, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó nổi bật là việc gắn kết làng nghề với chương trình OCOP và phát triển du lịch trải nghiệm.
Chương trình OCOP được triển khai tại Hà Nội từ năm 2019 đã nhanh chóng trở thành "đòn bẩy" để nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề. Với hệ thống đánh giá từ 3 đến 5 sao, các sản phẩm OCOP phải đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, bao bì, truy xuất nguồn gốc, khả năng thương mại hóa.
Tính đến hết năm 2024, Hà Nội đã có 3.317 sản phẩm được chứng nhận (chiếm 22,1% sản phẩm OCOP cả nước). Nhiều sản phẩm sau khi đạt chuẩn OCOP đã được đưa vào hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Có thể kể tới những làng nghề giàu tiềm năng như Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) với sản phẩm như dệt lụa; làng gốm Bát Tràng với những sản phẩm gốm độc đáo; làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) với những nếp nhà cổ được lưu giữ qua nhiều thế hệ, cùng đặc sản gà Mía, bánh tẻ Phú Nhi; hay Hồng Vân - ngôi làng ven sông Hồng thuộc huyện Thường Tín, với trà thảo mộc 4 sao OCOP…
Hằng năm, thành phố Hà Nội đã quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, tuần hàng nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển sản phẩm để tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP của Hà Nội.
Ngoài ra, Thành phố đã xây dựng được 16 trung tâm sáng tạo, thiết kế, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề; phát triển được 110 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện vào tiêu thụ sản phẩm.
Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho hay, việc thành lập các Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch sẽ giúp kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Phát triển du lịch làng nghề không chỉ giúp tăng doanh thu, mà còn là cách để quảng bá văn hóa địa phương hiệu quả. Nhiều mô hình du lịch cộng đồng kết hợp trải nghiệm nghề thủ công đã ghi dấu ấn mạnh mẽ.
Từ năm 2020, làng nghề sơn mài Hạ Thái được UBND TP. Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề. Phát huy danh hiệu, chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm về cơ sở hạ tầng của làng nghề, khu trưng bày sản phẩm, vận động các gia đình, xưởng sản xuất trang bị cơ sở sản xuất, xây dựng các khu vực trải nghiệm một số công đoạn về quy trình sản xuất sản phẩm sơn mài.
Đặc biệt, Hà Nội hiện có 2 điểm du lịch được đánh giá OCOP 4 sao thuộc nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch" là điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (Gia Lâm). Đáng nói, cả hai điểm đến này đều mang đến trải nghiệm du lịch sinh thái, với các hoạt động vui chơi, giải trí gần gũi với thiên nhiên.
Theo đại diện quản lý khu sinh thái Phù Đổng Green Park, mỗi năm nơi đây đón khoảng 70.000 lượt khách, trong đó có khoảng 50.000 lượt học sinh, 15.000 lượt khách đi theo cơ quan, doanh nghiệp và khách lẻ. Đặc biệt, Phù Đổng Green Park đã tổ chức nhiều sự kiện lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn…
Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân được UBND TP. Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch". Trải nghiệm du lịch làng quê Hồng Vân đã tạo sức hút đối với đông đảo du khách, trung bình hằng năm xã đón 3,5 vạn lượt khách, giá trị thu được từ du lịch đạt trên 10 tỷ đồng.
Từ khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, nhiều người đã biết đến điểm dịch vụ du lịch và du lịch lưu trú tại đây nhiều hơn, lượng khách tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đồng thời doanh thu cũng tăng theo. Lực lượng lao động tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch tăng cao đáng kể.
Xã Hồng Vân còn sở hữu hệ thống di tích (gồm 16 di tích, trong đó có 1 di tích lịch sử cấp quốc gia, 2 di tích lịch sử cấp thành phố) và kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Nhờ đó, ngày 24/9/2024, UBND TP. Hà Nội ra quyết định 4992/QĐ-UBND công nhận khu du lịch cấp Thành phố với khu du lịch Hồng Vân, xã Hồng Vân.
Đây được xem là động lực để Hà Nội phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP nói riêng và sản phẩm du lịch cộng đồng nói chung của Thủ đô.
Trong số du khách đến xã thời gian qua, chủ yếu đi du lịch trong ngày, chưa nhiều khách lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch nông nghiệp, sinh thái của xã nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, xã kiến nghị với Thành phố và huyện cho phép khai thác điểm dịch vụ du lịch lưu trú thuộc vùng lõi quy hoạch, rồi từng bước tiếp tục đầu tư hạ tầng.
Có thể thấy, việc phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch và sản phẩm OCOP là một bước chuyển quan trọng trong xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, văn minh, giàu bản sắc. Nếu được đầu tư đúng hướng và đồng bộ, đây sẽ là mô hình kinh tế nông thôn kiểu mẫu, góp phần giữ gìn "hồn cốt" văn hóa Việt trong quá trình hội nhập.
Theo Chinhphu.vn
24/06/2025-12:44
Sáng ngày 24/6, đồng chí Ma Thế Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình thực hiện công tác sắp xếp, sáp nhập xã và chuẩn bị vận hành hoạt động xã mới tại huyện Lâm Bình. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
24/06/2025-12:42
Sáng ngày 24/6, Cục Thống kê tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước, triển khai, hướng dẫn xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã (mới) nhiệm kỳ 2025-2030.
24/06/2025-12:41
Sáng ngày 24/6, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026; Thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.
24/06/2025-12:40
Chỉ còn vài ngày nữa là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào vận hành. Tuy nhiên những ngày này, tại các địa phương, đội ngũ cán bộ công chức vẫn phát huy tinh thần chủ động, đoàn kết, hoàn tất mọi công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập. Niềm tin của nhân dân được giữ vững nhờ sự đồng hành, giải thích, hỗ trợ kịp thời từ chính quyền hai cấp.
24/06/2025-12:39
Với sự chủ động từ doanh nghiệp, linh hoạt từ cơ chế chính sách và sự đồng hành của chính quyền địa phương, ngành chế biến, chế tạo đang tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.
24/06/2025-12:39
Khuyến khích tạo điều kiện để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác đang được các địa phương thực hiện có hiệu quả. Trong đó cây tre lục trúc đang là hướng phát triển tại nhiều địa phương.
24/06/2025-12:38
Mỗi kỳ thi đến gần là một hành trình đầy áp lực với các sĩ tử. Nhưng đồng hành cùng các em không chỉ có gia đình, thầy cô mà còn có những màu áo xanh tình nguyện. Năm nay, tại 30 điểm thi trong toàn tỉnh, hơn 1.200 tình nguyện viên đã sẵn sàng hỗ trợ từ những việc nhỏ nhất, góp phần tạo nên một mùa thi an toàn, ấm áp hơn cho thí sinh.
24/06/2025-08:02
Trưa 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.
24/06/2025-07:59
Tham dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả.
24/06/2025-07:15
Ngày 23/6, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 4177 hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ nhằm kịp thời giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
24/06/2025-07:11
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 23/6/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
24/06/2025-07:10
Từ các khu chợ sầm uất đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang bị lực lượng chức năng đồng loạt siết chặt.