Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc phải lựa chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải đi tắt đón đầu, nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Ngày 15/2, thảo luận tại Tổ 1 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là nội dung rất quan trọng, rất gấp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được ban hành cuối năm 2024, nhưng để đi vào cuộc sống không thể chờ đợi sửa đổi các luật liên quan (dự kiến đến cuối năm 2025 mới hoàn thành), khi đó không còn ý nghĩa của tinh thần Nghị quyết 57.
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 1
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, thời gian qua không phát triển được là do vướng mắc trong hệ thống pháp luật, trong đó có các luật như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ... Tổng Bí thư nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải đi tắt đón đầu, nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ, chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tổng Bí thư đề nghị nghiên cứu các quy định về khuyến khích như thế nào để phát huy hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh mục tiêu của Nghị quyết không chỉ là tháo gỡ vướng mắc, mà là khuyến khích.
"Khoa học là miền đất hoang vu, ai mà đi trúng sẽ thắng lợi. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã nhận thấy điều đó và đã có những chủ trương chỉ đạo cụ thể" - Tổng Bí thư nêu rõ.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Nghị quyết của Quốc hội tập trung vào những vấn đề cơ bản, không quy định quá phức tạp, còn hệ thống pháp luật sẽ cần tiếp tục sửa đổi, đồng bộ, trước mắt là Luật Khoa học và công nghệ và các luật liên quan.
Thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro
Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được triển khai quyết liệt. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nỗ lực trong thời gian ngắn để xây dựng nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu
Khẳng định muốn phát triển nhanh, bền vững thì cần phải dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trước hết cần tháo gỡ về mặt thể chế để giải quyết trước mắt một số khó khăn, vướng mắc để Nghị quyết 57 đi ngay vào cuộc sống. Tiếp đến, cần tiến hành sửa một loạt luật liên quan ngân sách, thuế, doanh nghiệp, khoa học công nghệ…
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cho biết, cùng với các chính sách đặc thù, cần bổ sung các cơ chế đặc biệt. Trước hết là cơ chế đặc biệt cho phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vì hạ tầng này hiện còn rất yếu. Nguồn lực cần rất lớn nên phải có cơ chế huy động nguồn từ hợp tác công tư, từ doanh nghiệp, xã hội và người dân.
Dự thảo mới đề cập miễn trừ trách nhiệm cho người soạn thảo chính sách, nhưng khâu thực hiện mới là khó và còn yếu. Do đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nếu không có cơ chế đặc biệt bảo vệ người thực hiện thì lại dẫn đến sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không muốn làm. Phải thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho người thực hiện chứ không chỉ với người thiết kế chính sách, như thế mới toàn diện.
Một cơ chế đặc biệt khác được Thủ tướng Chính phủ đề cập là cơ chế thu hút nguồn nhân lực. Như thu hút nhân lực để phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ; thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài về Việt Nam, vào Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, bằng chính sách thuế, phí, nhà cửa, đất đai, visa, hợp đồng lao động…
Cùng thảo luận tại Tổ 8, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP Cần Thơ) cho rằng có những lĩnh vực rất cần có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, nên khoản 1 Điều 8 cần ghi rõ là "chuyên gia trong và ngoài nước", để có cơ sở giải quyết các vướng mắc liên quan đến thủ tục như visa, giấy phép lao động… qua đó đảm bảo huy động được nguồn lực trí tuệ phục vụ sự phát triển khoa học công nghệ quốc gia.
Theo VTV.vn
20/02/2025-21:32
NGÀY 20-2-2025
20/02/2025-21:31
NA HANG PHÁT HUY VAI TRÒ NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở CƠ SỞ
20/02/2025-21:31
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ 20-2-2025
20/02/2025-21:02
Chiều ngày 20/2, Hội đồng nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ mười một, thông qua Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố. Dự họp có đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang.
20/02/2025-21:01
Chiều ngày 20/2, HĐND huyện Sơn Dương khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề.
20/02/2025-21:00
Với lộ trình thực hiện rõ ràng và bằng các giải pháp cụ thể, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của bà con. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân cả về vật chất và tinh thần, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn. Phóng sự được thực hiện ở xã Tân Thành, huyện Hàm Yên.
20/02/2025-20:59
Thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, là một điểm đến du lịch cộng đồng đầy tiềm năng và mang đậm vẻ đẹp của vùng cao. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Dao đỏ.
20/02/2025-12:36
Sáng ngày 20/2, HĐND tỉnh Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ mười hai, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
20/02/2025-12:35
Hiện nay, nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được áp dụng, mang lại lợi ích cho người nông dân; hướng đến nền sản xuất xanh, thân thiện với môi trường.
20/02/2025-12:34
Tại Na Hang (huyện vùng cao) của tỉnh Tuyên Quang đến thời điểm này, huyện mới hoàn thành được 186 ngôi nhà, trong khi vẫn còn tới 868 ngôi nhà chưa thể khởi công. Cấp ủy, chính quyền huyện đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu đến hết tháng 8/2025, hoàn thành xoá toàn bộ nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn.
20/02/2025-12:34
Tại huyện Yên Sơn, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tín dụng là một trong những giải pháp đang được triển khai mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, mang lại tiện ích cho người sử dụng.
20/02/2025-09:22
Chiều 19/2, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/2/2025.