Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Việt Nam chỉ đang làm điều mà mọi quốc gia có chí tiến thủ đều làm: Tham gia một cách nghiêm túc vào cuộc chơi toàn cầu, bằng sức lao động của chính mình - Ảnh: VGP
Một trong những ngộ nhận hay nhầm lẫn đáng tiếc như vậy chính là cách người ta nhìn vào thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Hoa Kỳ như một biểu hiện của bất công, thậm chí là hành vi thao túng thương mại. Và giờ đây, điều đó đang được cụ thể hóa bằng tuyên bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ.
Nhưng phải hiểu những con số ấy như thế nào để chúng phản ánh đầy đủ và trung thực bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia? Và nếu đi theo con đường áp đặt thuế quan, ai sẽ là người thực sự thiệt thòi?
Việt Nam không phá giá tiền tệ. Việt Nam cũng không trợ cấp xuất khẩu một cách bất hợp pháp. Thay vào đó, Việt Nam bước ra từ những cuộc cải cách sâu rộng, mở cửa thị trường, thu hút đầu tư và hòa mình vào chuỗi cung ứng toàn cầu – một cách đúng mực, kiên nhẫn và minh bạch.
Việc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 100 tỷ USD hàng hóa mỗi năm, và chỉ nhập khẩu khoảng hơn 10 tỷ USD, là hệ quả tất yếu của mô hình phát triển dựa vào sản xuất công nghiệp định hướng xuất khẩu. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam đang hưởng lợi quá mức. Bởi phần lớn hàng hóa ấy không do Việt Nam "sáng tạo", mà do các doanh nghiệp FDI – trong đó có không ít doanh nghiệp Mỹ – sản xuất tại Việt Nam rồi tái xuất sang Mỹ.
Một chiếc điện thoại thông minh gắn mác "Made in Vietnam" xuất sang thị trường Mỹ có thể trị giá 500 USD, nhưng Việt Nam chỉ giữ lại được 15–20 USD giá trị gia tăng. Số còn lại quay về các trung tâm thiết kế, phát triển, thương hiệu và phân phối – phần lớn đặt tại Mỹ. Như vậy, cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu cho Việt Nam, nhưng cán cân giá trị lại nghiêng về phía Hoa Kỳ.
Chúng ta hãy thành thật với nhau: Ai mới là người đang được hưởng nhiều nhất từ mối quan hệ kinh tế này?
Trước hết là người tiêu dùng Mỹ. Từ đôi giày Nike sản xuất tại Việt Nam, đến chiếc ghế gỗ trong phòng khách, hay chiếc laptop giá rẻ – tất cả đều giúp người dân Mỹ sống thoải mái hơn với đồng lương của mình.
Tiếp theo là các tập đoàn công nghệ và thời trang Mỹ. Họ chuyển dịch nhà máy sang Việt Nam không phải vì bị ép buộc, mà vì đó là quyết định chiến lược, giúp giảm chi phí, ổn định chuỗi cung ứng, và đối phó với biến động địa chính trị. Việt Nam trở thành điểm đến thay thế lý tưởng cho một số nước trong khu vực, trong khi lợi nhuận vẫn chảy về Thung lũng Silicon hay Phố Wall.
Thứ ba là ngành xuất khẩu nông sản Mỹ. Việt Nam nhập khẩu hàng tỷ USD bông, đậu nành, máy móc, thiết bị y tế từ Mỹ. Trong khi đó, người nông dân Việt vẫn đang nỗ lực bán từng ký gạo, từng lít nước mắm vào thị trường Hoa Kỳ – nhưng phần nhiều vẫn gặp rào cản kỹ thuật.
Nói cách khác, nếu gọi mối quan hệ này là một trò chơi, thì đây là trò chơi mà cả hai bên cùng thắng – và có thể Mỹ thắng nhiều hơn.
Nhiều người nhìn vào con số xuất siêu và tưởng rằng Việt Nam đang "làm giàu" trên lưng nước Mỹ. Nhưng sự thật là: Việt Nam đang làm công việc của một người thợ cả lành nghề, chịu trách nhiệm gia công, lắp ráp, đảm bảo tiến độ, giữ vững chất lượng – nhưng không sở hữu bản thiết kế, không quyết định giá bán, cũng không chiếm phần lớn lợi nhuận.
Để duy trì vị trí ấy, Việt Nam phải đánh đổi nhiều thứ: Áp lực lao động, chi phí năng lượng… và cả nguy cơ trở thành điểm yếu trong chuỗi cung ứng nếu tình hình quốc tế xấu đi.
Việt Nam cũng không được phép tự do điều hành thương mại như các cường quốc. Mỗi biến động nhỏ về thuế quan, mỗi xung đột về tiêu chuẩn đều có thể làm đảo lộn toàn bộ cục diện. Sự mong manh này không thể được gọi là lợi thế bất công.
Nếu thuế quan 46% được áp đặt, những gì bị tổn thương đầu tiên sẽ chưa hẳn là doanh nghiệp Việt, mà là: Chuỗi cung ứng của các tập đoàn Mỹ, vốn đã mất nhiều năm mới chuyển dịch được từ các nước khác sang Việt; người tiêu dùng Mỹ, vì giá hàng hóa sẽ tăng lên; quan hệ chiến lược Việt - Mỹ, vốn đang trên đà phát triển tích cực với tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
Trong một thế giới đầy biến động, việc gìn giữ những mối quan hệ thương mại công bằng, minh bạch và cùng có lợi chính là nền tảng của ổn định lâu dài, bền vững.
Mặt khác, dường như phía Hoa Kỳ chỉ tính tới thâm hụt thương mại hàng hóa, chưa tính tới việc Mỹ thặng dư xuất khẩu dịch vụ rất lớn.
Chúng ta không thể xây dựng chính sách thương mại chỉ dựa vào cán cân xuất - nhập khẩu. Những con số đó chưa nói hết sự thật. Cái mà chúng ta cần là cái nhìn sâu vào cấu trúc chuỗi giá trị, vào lợi ích thật và vào chất lượng của mối quan hệ hợp tác cũng như lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.
Việt Nam chưa bao giờ tìm cách làm giàu bằng con đường phi chính đáng. Việt Nam không thao túng. Việt Nam chỉ đang làm điều mà mọi quốc gia có chí tiến thủ đều làm: Tham gia một cách nghiêm túc vào cuộc chơi toàn cầu, bằng sức lao động của chính mình.
Và vì thế, Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng.
Theo Chinhphu.vn
07/04/2025-21:16
NGÀY 7-4-2025
07/04/2025-21:14
Những năm gần đây, cùng với việc phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, người dân kết hợp nuôi giun trùn quế để làm thức ăn chăn nuôi, phân bón cho cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mô hình là một quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
07/04/2025-21:13
Được sự hỗ trợ của Tổ chức Rikolto International/Bỉ. Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất các cây rau màu an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với bảo vệ môi trường; thu hút đông đảo nông dân tham gia.
07/04/2025-21:13
Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương thực hiện hiệu quả. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ tinh thần đoàn kết của các cấp, các ngành, nhà hảo tâm và người dân. Từng bước làm đổi thay cuộc sống của người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
07/04/2025-21:12
Khu vực kinh tế tư nhân đang được xem là một trong những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao đời sống nhân dân. Tại Tuyên Quang, doanh nghiệp tư nhân đang có những bước tiến vững chắc.
07/04/2025-21:11
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Hôm nay, ngày 10/3 Âm lịch, là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ nhiều đời nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành Di sản văn hóa chung của nhân loại./.
07/04/2025-21:10
Sáng nay 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng./.
07/04/2025-09:23
Giữa bối cảnh thuế quan toàn diện 10% của Mỹ có hiệu lực và thuế đối ứng chuẩn bị có hiệu lực, nhiều nhà sản xuất ô tô - một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất - đã đưa ra biện pháp ứng phó sớm để bảo đảm hoạt động kinh doanh ở xứ Cờ hoa.
07/04/2025-09:22
Từ sáng sớm 6/4 (tức ngày 9/3 năm Ất Tỵ 2025), hàng vạn đồng bào và du khách từ các tỉnh, thành cả nước đã hành hương về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để dâng hương các Vua Hùng.
07/04/2025-09:21
Hôm nay (7/4) - mùng 10/3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong tâm thức người Việt.
07/04/2025-09:20
Không ít người chủ quan hoặc chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cá nhân, dẫn tới nhiều rủi ro khi những thông tin này bị rơi vào tay kẻ xấu.
07/04/2025-09:20
Lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu bền vững cũng đang được coi là nền tảng quan trọng để tiêu dùng nội địa và sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng.