Nhân kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chia sẻ về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt này trong thời gian qua.
Phố cổ Hội An - Ảnh: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Di tích cấp quốc gia đặc biệt - Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) là quần thể kiến trúc độc đáo đã được khoanh vùng bảo vệ trên diện tích 130ha (Khu phố cổ). Trong phạm vi khoanh vùng Khu phố cổ, ngoài công trình kiến trúc còn có sông ngòi, kênh lạch, cây xanh, đường sá, bến cảng, kiệt hẻm,… cũng là các thành tố cấu thành nên giá trị của khu di sản. Vì thế, so với hầu hết di tích/khu di tích ở Việt Nam thì Khu phố cổ Hội An có tính đặc thù rất riêng, được ví như là "bảo tàng sống", nơi người dân sống chung với di sản, bản thân họ cũng là nhân tố tạo nên "phần hồn" của di sản và có vai trò quyết định đến việc bảo tồn, phát huy của khu di sản.
Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cho biết, suốt nhiều năm, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với du lịch theo hướng bền vững nhằm tạo động lực cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội là nhiệm vụ then chốt của TP. Hội An. Bên cạnh vai trò của Nhà nước, Thành phố đã khuyến khích, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Khu phố cổ.
Cùng với quần thể Di sản văn hóa kiến trúc Khu phố cổ, TP. Hội An còn tập trung bảo tồn và phát huy giá trị các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, hình thành các sản phẩm du lịch mới như "Đêm phố cổ", "Phố đi bộ", "Phố không có tiếng động cơ xe máy", các khu chợ đêm, dịch vụ ghe bơi trên sông.
Gần như xuyên suốt quanh năm, Hội An đều có các lễ hội truyền thống. Trong đó nổi bật là Tết Nguyên tiêu tại di tích Chùa Ông, các hội quán và di tích tín ngưỡng cộng đồng diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng Giêng là lễ hội lớn thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân trong và ngoài Thành phố tham gia.
Ngoài ra, việc phát triển du lịch cộng đồng tại Hội An cũng đã được chú trọng, với việc gắn lợi ích và nghĩa vụ người dân địa phương, trong đó cộng đồng dân cư vừa là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch vừa là chủ thể của hoạt động du lịch. Các sản phẩm du lịch như "Một ngày làm cư dân phố cổ", "Một ngày làm cư dân làng rau Trà Quế", "Một ngày làm cư dân làng nghề đèn lồng", "Đêm rằm phố cổ"... đã được cộng đồng cư dân địa phương tham gia một cách tích cực.
Thống kê từ khi tổ chức hoạt động tham quan trong Khu phố cổ (năm 1986), Hội An đón lượng khách tham quan tăng dần qua các năm. Nếu trong năm 2000, Hội An có 192.420 lượt khách đến thì đến năm 2019 con số này gần 5,7 triệu lượt khách; năm 2023 đạt 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt 7.950 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 6,5 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó: khách quốc tế ước đạt 4,3 triệu lượt, doanh thu du lịch 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6.230 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động du lịch đã tạo ra nguồn thu ngân sách quan trọng để tái đầu tư cho công tác trùng tu di tích, tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện phát huy và chi cho công tác quản lý.
"Hội An ngày nay không chỉ là thương hiệu du lịch của Quảng Nam mà còn là điểm đến Việt Nam nói chung trên bản đồ du lịch thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tạp chí du lịch nước ngoài như Wanderlust (Anh), Condé Nast Traveler (Mỹ), Smart Travel Asia đã bình chọn cho Hội An các danh hiệu: Thành phố được yêu thích nhất trên thế giới, 1 trong 10 thành phố du lịch tốt nhất, Điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á...", ông Phạm Phú Ngọc khẳng định.
Du khách tham quan Khu phố cổ Hội An - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Ông Phạm Phú Ngọc chia sẻ, để đạt được sự bền vững trong phát triển du lịch, Hội An đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự gia tăng lượng khách du lịch có thể dẫn đến các tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, xuống cấp các công trình kiến trúc, và sự biến đổi trong lối sống cộng đồng. Trước những thách thức này, chính quyền và cộng đồng Hội An đã thực hiện hàng loạt biện pháp bảo tồn nhằm đảm bảo rằng các giá trị cốt lõi của Hội An không bị phai mờ theo thời gian.
Thực tế quản lý Đô thị cổ Hội An từ trước đến nay, đặc biệt là sau 25 năm từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024), hệ thống quản lý trực tiếp di sản đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả. Trong mô hình này, UBND TP. Hội An trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đồng thời hình thành cơ chế quản lý gắn kết hiệu quả giữa nhà quản lý-nhà khoa học-người dân (chủ di tích); đặc biệt là đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng dân cư.
Việc quản lý, bảo tồn các di tích đơn lẻ trong khu di sản được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bởi Quy chế bảo vệ do UBND TP. Hội An trực tiếp xây dựng, vận hành và quản lý. Trên cơ sở quy định và nguyên tắc chung về bảo tồn di tích, Quy chế đã phân thành 5 loại giá trị bảo tồn và đánh giá, phân loại cho từng di tích đơn lẻ; mỗi loại giá trị bảo tồn có quy định bảo tồn cụ thể (đã được duy trì thực hiện từ năm 2006 đến nay) - điều này Luật Di sản văn hóa không thể quy định chi tiết được, nhưng lại là cơ sở để địa phương quản lý rất hiệu quả đối với công tác này trong thời gian dài đã qua.
Nhờ vậy, Hội An đã bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa của tổ tiên, di sản văn hóa đã trở thành nền tảng, động lực, hành trang để Hội An vững bước đi lên xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể khẳng định, với nguồn tài nguyên văn hóa quý giá có được từ công sức tạo dựng, tô bồi, gìn giữ, phát huy của các thế hệ lãnh đạo chính quyền và cư dân địa phương cho đến nay, TP. Hội An đã, đang và sẽ tiếp tục kiên định quan điểm lấy bảo tồn di sản văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của Hội An theo định hướng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.
Theo VTV.vn
21/01/2025-12:51
Sáng 21/1, tại xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, đồng chí Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Hoàng Việt Phương, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
21/01/2025-12:51
Sáng 21/1, đồng chí Hà Thị Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã đến thăm, tặng quà “Tết nhân ái” cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng thiên tai, các hộ di dân tái định cư các công trình trọng điểm của các xã Hùng Đức, Đức Ninh, Thái Hòa, huyện Hàm Yên. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hồng Trang, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
21/01/2025-12:50
Sáng 21/1, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 42 của Thường trực HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
21/01/2025-12:49
Sáng nay 21/1, tại thành phố Tuyên Quang, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn Thị Hảo, Chi bộ Tổ 11, phường Minh Xuân.
21/01/2025-12:48
Sáng nay 21/1, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hạt Tuyên Quang - Giáo phận Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết UBND tỉnh nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
21/01/2025-12:47
Sáng nay 21/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức phát động cuộc thi trực tuyến “Tự hào vững bước dưới cờ Đảng” và hội nghị báo cáo viên tháng 1 năm 2025. Đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
21/01/2025-12:46
Sáng 21/1, tại huyện Na Hang, đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà Tết các Trạm Kiểm lâm, chốt bảo vệ rừng trên địa bàn.
21/01/2025-12:41
Thời điểm này, bà con nông dân các địa phương đã bắt tay vào làm đất, gieo mạ, khẩn trương triển khai gieo cấy vụ lúa xuân. Phóng sự được thực hiện tại huyện Yên Sơn.
21/01/2025-12:40
Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, thời gian qua, nhiều hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Sơn đã được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở, giúp bà con yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
21/01/2025-12:39
Năm 2025, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Tuyên Quang chọn xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương để tổ chức triển khai Đề án chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sinh hoạt, sinh kế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
21/01/2025-12:39
Cùng với sự phát triển của thời đại, cách đón Tết của chúng ta cũng bắt đầu thay đổi. Nhưng dù lựa chọn theo cách nào thì Tết vẫn luôn mang giá trị, ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của người Việt.
21/01/2025-09:29
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về phân loại di vật, cổ vật.