Ngày 20/8, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên".
![]() |
Quang cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Nhật Anh |
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam hiện sở hữu 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên, 10 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Trong tổng số 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, ở miền Trung-Tây Nguyên có 5 di sản, bao gồm: Nhã nhạc cung đình Huế (UNESCO ghi danh năm 2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ (2017) và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm (2022).
Với 5 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trong hơn 20 năm qua, khu vực miền Trung-Tây Nguyên tự hào là một vùng đất hội tụ và lan tỏa những giá trị văn hóa tinh thần vô giá của dân tộc. Trí tuệ, tâm hồn, sức sáng tạo của các cộng đồng dân cư, các tộc người sinh sống trên dải đất nhiều nắng gió này được kết tinh trong âm nhạc, trong các làn điệu dân ca, dân vũ, trong tinh thần gắn kết cộng đồng bền chặt …
Theo GS.TS Lê Văn Lợi, các địa phương sau khi đón nhận danh hiệu được UNESCO ghi danh về di sản, công tác bảo tồn và phát huy được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh không những được bảo vệ tốt mà đã trở thành sản phẩm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, tạo nên thương hiệu, dấu ấn riêng của địa phương có di sản, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
"Tuy nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vậy, làm sao để bảo tồn và tiếp tục phát huy các di sản văn hóa này khi mà các điều kiện xã hội đã và đang thay đổi nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa?", Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu vấn đề.
Tại hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu đã cùng thảo luận làm rõ thực trạng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên, tổng kết những thành tựu đạt được, đặc biệt là thẳng thắn làm rõ những bất cập, hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong hiện tại và tương lai. Đồng thời tập trung vào những kiến nghị cho Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách có tính đột phá nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các di sản quý giá này, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng và cả nước.
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Học viện Chính trị khu vực III cho biết, mới đây Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghị định 39 nêu rõ nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới giá trị văn hóa tốt đẹp; giữ gìn bản sắc, hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù của dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khắc nhau đều được tôn trọng như nhau.
Nghị định cũng nhấn mạnh ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng dân tộc ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…; ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản.
"Nghị định 39 cũng quy định biện pháp và trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng chủ thể của di sản và cá nhân có liên quan cần quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu của Nghị định này nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, trong đó có các di sản trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên", PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa đề nghị.
Theo Chinhphu.vn
01/05/2025-09:43
Chiều 30/4, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, cả nước xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông, làm chết 14 người, bị thương 38 người. So với ngày nghỉ đầu tiên của kỳ nghỉ lễ này năm 2024 giảm 42 vụ, giảm 21 người chết, giảm 27 người bị thương.
01/05/2025-09:42
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị hai bên tích cực trao đổi, phối hợp nhằm tìm ra giải pháp chung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đưa hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
01/05/2025-09:39
Viện nghiên cứu Zhiyuan tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc mới đây đã trình làng phương tiện bay cất - hạ cánh thẳng đứng có thể đeo trên người và chạy bằng điện.
01/05/2025-09:37
Tối 30-4, Câu lạc bộ (CLB) Công an Hà Nội đã đánh bại PSM Makassar (Indonesia) ở trận bán kết lượt về với tỷ số 2-0, qua đó giành vé vào chung kết Cúp C1 Đông Nam Á - Shopee Cup 2024-2025.
01/05/2025-09:35
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật đã ký Quyết định số 47/QĐ-BCĐRSTCTHXLVMHTPL ngày 29/4/2025 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo này.
01/05/2025-09:33
Ngày 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau Lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Salvador Valdes Mesa đang ở thăm Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm.
01/05/2025-09:30
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
01/05/2025-09:29
Ngày 1/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và rải rác có dông, có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-40 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm.
01/05/2025-08:00
Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5, các cấp công đoàn tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ những người lao động ưu tú. Đây không chỉ là sự ghi nhận những đóng góp của giai cấp công nhân mà còn là bước tiến quan trọng trong xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở.
30/04/2025-21:09
NGÀY 30-4-2025
30/04/2025-21:04
CÔNG DÂN HỎI CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRẢ LỜI (30-4-2025)
30/04/2025-21:03
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ (30-4-2025)