Sáng 31/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Đây là hoạt động thường niên, là dịp để Thủ tướng trực tiếp lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có: Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Lâm Phương Thanh; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương, tổ chức chính trị xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện nông dân toàn quốc. Tổng số có hơn 4.500 đại biểu tham dự Hội nghị, trong đó có trên 2.000 nông dân và đại diện các hợp tác xã.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị đối thoại với nông dân - Ảnh VGP
Nông nghiệp là lợi thế của quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân là hoạt động thường niên. Đây là Diễn đàn để Thủ tướng, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trực tiếp lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp về các vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc và những bất cập trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Qua 5 lần tổ chức Hội nghị, nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tập trung giải quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực; được đông đảo bà con nông dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia. Đặc biệt, từ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đối thoại với nông dân cũng đã được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc, bài bản; trở thành hoạt động đầy ý nghĩa, tạo cầu nối quan trọng giữa chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân.
Đảng, Nhà nước luôn khẳng định nông nghiệp là lợi thế của quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm, tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với đô thị; có đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; có môi trường xanh, sạch, đẹp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có thể khẳng định rằng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và người dân nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Hội nghị đối thoại được tổ chức hôm nay càng ý nghĩa hơn trong khi năm qua đầy khó khăn, biến động của tình hình thế giới, thiên tai nặng nề trong nước nhưng dưới sự lãnh đạo Bộ Chính trị sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp vượt xa so với mục tiêu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Gần 3.000 ý kiến, kiến nghị, tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 được tổ chức với nhiều nét mới. Để tổng hợp các ý kiến của hội viên, nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngoài các kênh truyền thống như: chuyên mục "Lắng nghe nông dân", qua báo cáo của các tỉnh, thành Hội… thì trước đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức 2 Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" vào tháng 10 và tháng 11 vừa qua để lắng nghe ý kiến trực tiếp của hội viên, nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước. Thông qua các kênh khác nhau, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp nhận được gần 3.000 ý kiến, kiến nghị; trong đó, tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để thúc đẩy và phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Thực tế cho thấy tổ chức liên kết, hình thành các chuỗi sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay mà như Trung ương đã đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước phải hình thành được gần 200.000 hợp tác xã, tổ hợp tác với 10 triệu thành viên tham gia.
Thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành giải pháp, chính sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, trong đó đặc biệt là các giải pháp về tập trung, tích tụ đất đai nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thứ ba, Chính phủ quan tâm, nghiên cứu ban hành các giải pháp, chính sách nhằm sớm phát huy hiệu quả chương trình xây dựng thí điểm 5 vùng nguyên liệu tập trung, tiến tới tiếp tục mở rộng các vùng nguyên liệu khác, từ đó hình thành các khu sản xuất tập trung theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Thứ tư, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh để khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ khôi phục, phục hồi sản xuất nông nghiệp do tác động tiêu cực từ thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu; triển khai, mở rộng có hiệu quả chính sách về bảo hiểm nông nghiệp.
Thứ năm, Nhà nước cần ban hành các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng của lao động nông thôn, thích ứng với quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Cuối cùng là các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai nhanh, hiệu quả các mục tiêu được nêu tại Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội NDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Hội nghị của chúng ta diễn ra trong bối cảnh cả nước bước vào năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra để đưa đất nước ta bắt đầu bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nông dân đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nông nghiệp có thành tích rất ấn tượng, xuất nhập khẩu đạt kỷ lục, khoảng 62,5 tỷ USD
Phát biểu định hướng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cuộc đối thoại chủ yếu nhằm tri ân nông dân, các hợp tác xã, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đóng góp rất quan trọng trong năm 2024 để cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp có thành tích rất ấn tượng, xuất nhập khẩu đạt kỷ lục khoảng 62,5 tỷ USD, cao hơn mục tiêu 55 tỷ USD mà Thủ tướng giao; khẳng định vị thế, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự phát triển chung của đất nước.
Nhân dịp cuối năm 2024 và chào đón năm mới 2025, Thủ tướng gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đại biểu và bà con nông dân cả nước.
Đánh gia cao chủ đề đối thoại cho thấy tinh thần, khí thế của Hội Nông dân trong năm nay, Thủ tướng đề nghị các đại biểu bám sát chủ đề để phát biểu, chia sẻ, cùng cầu thị lắng nghe, chung tay, chung sức đồng lòng để phát triển đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Theo Thủ tướng, điều này cũng góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phục vụ kiến tạo phát triển, tăng cường lắng nghe để hoạch định và thực thi chính sách, thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi, phát huy truyền thống tốt đẹp, hiệu quả tích cực trong những năm qua.
Hiện chúng ta đang rà soát việc thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, những mục tiêu đã làm tốt thì làm tốt hơn nữa và nâng cao chất lượng, hiệu quả; những mục tiêu chưa làm tốt, khó hoàn thành thì cần nỗ lực hơn, có giải pháp phù hợp.
Chúng ta cũng đang sắp xếp bộ máy theo tinh, gọn, mạnh hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, với khí thế mới để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, giàu mạnh, văn minh, hùng cường, thịnh vượng.
Trong bối cảnh đất nước đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực năm 2024, năm 2025 cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, mạnh mẽ, tự tin hơn để bước vào kỷ nguyên mới; phải nắm chắc, bám sát tình hình tình hình thế giới và khu vực, không để bị động, bất ngờ về chiến lược, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tình hình tốt không quá lạc quan, tình hình xấu cũng không quá bi quan.
2025 cũng là năm phải tăng tốc, bứt phá để kết thúc thắng lợi nhiệm kỳ Đại hội XIII, ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, nỗ lực của người nông dân cũng phải tăng tốc bứt phá, nhất là khi chúng ta phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất 8%, cao hơn chỉ tiêu Trung ương, Quốc hội đã đề ra để tạo đà, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số những năm tới.
Với khoảng 4.500 đại biểu, trong đó khoảng 2.000 bà con nông dân, hợp tác xã dự đối thoại, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần tri ân, tương tác, chia sẻ, tìm ra giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong năm 2025. Trong đó, chia sẻ về những ấn tượng, cảm xúc về những thành quả của năm 2024; những trăn trở, băn khoăn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân; hiến kế, góp ý với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý; với tình cảm ấm áp, chân thành, cùng nhau xây dựng đất nước, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phát biểu, các đại biểu Hội Nông dân nêu các ý kiến, kiến nghị; chia sẻ các vấn đề mà nông dân quan tâm.
Ghi nhận ý kiến, kiến nghị của các nông dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cuộc đối thoại cần mang tính tương tác nhiều hơn và bày tỏ mong muốn, các đại biểu Hội Nông dân không chỉ đặt câu hỏi mà từ thực tiễn sản xuất của mình, phản ánh chính sách phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp, băn khoăn, trăn trở gì. Ví dụ, chính sách bảo hiểm chưa phù hợp thì ở điểm nào, giải quyết thế nào và ai giải quyết. Không chỉ hỏi, đặt vấn đề mà cần hiến kế cho Chính phủ, đề xuất những giải pháp xuất phát từ thực tiễn sản xuất.
Từ các câu hỏi của người nông dân, Thủ tướng chỉ định lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trực tiếp trả lời vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Theo VTV.VN
04/01/2025-08:51
Thủ tướng đã phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam.
04/01/2025-08:50
Năm 2025 là năm đầu tiên thể thao thành tích cao Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với hàng loạt mục tiêu quan trọng.
04/01/2025-08:46
Năm 2025, xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ trở nên dồi dào hơn.
04/01/2025-08:44
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 03/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
04/01/2025-08:42
Chiều nay, 3/1, Hội đồng vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng.
03/01/2025-21:37
NGÀY 3-1-2024
03/01/2025-20:56
Chiều ngày 3/1, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét các chương trình công tác năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chương trình giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội và một số nội dung quan trọng khác.
03/01/2025-20:52
Chiều ngày 3/1, Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội do đồng chí Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, dột nát trên phạm vi cả nước làm trưởng đoàn làm việc tại tỉnh Tuyên Quang. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác.
03/01/2025-20:45
Xác định được tầm quan trọng của Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Với quyết tâm ngay từ đầu năm mới, các nhà thầu đang tập trung toàn lực thi công các hạng mục, nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
03/01/2025-19:42
CHUYỂN ĐỔI SỐ - CHÌA KHÓA CHO SỰ BỨT PHÁ Ở TUYÊN QUANG
03/01/2025-12:22
Kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng (05/01/1966-05/01/202), sáng ngày 3/1, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt cán bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy nhân ngày truyền thống.
03/01/2025-12:21
Sáng ngày 3/1, Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang về Đề án “Xây dựng Tuyên Quang trở thành Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ”.