Các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực, đề xuất các giải pháp nhằm tạo bước đột phá trong thể chế, chính sách, mở rộng không gian phát triển và nâng cao sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh mới.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 13 - Ảnh: VGP
Chiều 15/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 nội dung quan trọng: Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Trong đó, nội dung liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân thu hút sự quan tâm và nhận được nhiều ý kiến sâu sắc từ các đại biểu Quốc hội.
Tạo 'không gian tài chính' đủ dài cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Tại tổ 13 (gồm các đoàn: Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk, Lào Cai), đại biểu Nguyễn Như So (Đoàn Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình cao với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Ông So đánh giá, dự thảo Nghị quyết đã bước đầu thể chế hoá nhiều chủ trương lớn, quan trọng được Đảng đề ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đặc biệt là quan điểm xác lập khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo cho thấy tư duy đổi mới trong hoạch định chính sách, với cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện cốt lõi như đất đai, thuế, tín dụng, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính.
Đây là bước đi rất đáng ghi nhận, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững, lâu dài.
Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, đại biểu Nguyễn Như So đề xuất điều chỉnh một số nội dung. Trong đó, ông kiến nghị nâng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm, sau đó tiếp tục giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm kế tiếp (tại khoản 1 Điều 10), để tạo "không gian tài chính" đủ dài cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Theo ông So, chu kỳ phát triển của loại hình doanh nghiệp này thường kéo dài 5-7 năm, phải đầu tư lớn vào nghiên cứu, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Giai đoạn này thường không có lãi hoặc chịu rủi ro cao, do đó, ưu đãi thuế như trong dự thảo (miễn 2 năm, giảm 4 năm) là chưa đủ hấp dẫn.
Cùng với đó, ông cũng kiến nghị nâng thời hạn miễn thuế thu nhập cá nhân lên 5 năm cho chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – lực lượng then chốt tạo ra giá trị công nghệ. Dẫn ví dụ về Thái Lan – nơi miễn thuế cá nhân tới 10 năm cho nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược – đại biểu So cho rằng nếu Việt Nam không có chính sách đủ cạnh tranh, sẽ khó thu hút nhân tài và tạo đột phá công nghệ.
Về hỗ trợ đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, đại biểu So đề xuất bổ sung điều khoản hỗ trợ chi phí đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và khởi nghiệp. Ông nhấn mạnh, trong nền kinh tế tri thức, tài sản vô hình như sáng chế, thuật toán là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không đủ nguồn lực để bảo hộ tài sản trí tuệ, dễ rơi vào rủi ro mất thương hiệu, bị chiếm tên miền.
Ông dẫn chứng Singapore hỗ trợ tới 70% chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế, Hàn Quốc đã hỗ trợ hơn 11.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Việc bảo vệ tài sản trí tuệ không chỉ là phòng ngừa rủi ro mà còn là chiến lược nâng cao năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Như So cũng đề nghị bổ sung nội dung về việc thiết lập thể chế đại diện và cơ chế tham vấn chính sách có hiệu lực, hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp - đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân - cần được công nhận là đối tác chính thức trong quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách kinh tế có liên quan.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 1 (đoàn Hà Nội) - Ảnh: VGP/Thu Giang
Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp
Tại tổ 15 (gồm các đoàn: Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận), đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) cũng đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Liên quan đến nguyên tắc thanh tra, kiểm tra, cấp phép, ông đề nghị bổ sung quy định không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp lại các loại giấy tờ do chính cơ quan nhà nước đã cấp hoặc đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia mà cơ quan đó có quyền truy cập. Điều này nhằm thúc đẩy chính phủ điện tử, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Ông Đồng cũng đề nghị, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cấp phép, doanh nghiệp có quyền viện dẫn các kết luận trước đó của cơ quan nhà nước trong các trường hợp tương tự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nếu cơ quan nhà nước có quyết định khác thì phải giải thích rõ ràng. Điều này giúp tránh sự tùy tiện, bảo đảm công bằng và minh bạch trong thi hành công vụ.
Về nguyên tắc xử lý vi phạm, đại biểu ủng hộ quy định không áp dụng hồi tố bất lợi, nhưng đề nghị bổ sung thêm cho phép cơ quan nhà nước áp dụng hồi tố có lợi về trách nhiệm hành chính, hình sự.
Điều này là vì nhiều trường hợp pháp luật có quy định bất cập. Vì bất cập đó nên một số doanh nghiệp vi phạm. Sau đó, cơ quan nhà nước nhận thấy bất cập và điều chỉnh quy định theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Khi đó, những trường hợp doanh nghiệp vi phạm trước đó thì nên được áp dụng hồi tố có lợi.
Đáng chú ý, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng đề nghị bổ sung tăng cường áp dụng biện pháp bảo lãnh, cho tại ngoại trong tố tụng hình sự. Chỉ trường hợp thật cần thiết mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.
Theo đại biểu, thực tế cho thấy nhiều vụ án mà nếu cho doanh nhân tại ngoại thì họ có cơ hội để khắc phục thiệt hại hoặc tiếp tục điều hành công việc kinh doanh. Việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh với quốc tế.
Đối với điều tra, khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp tư nhân, ngoài các biện pháp cứng như Nghị quyết đã đề cập, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề xuất bổ sung các biện pháp như điều tra, khảo sát, đánh giá hoạt động của cơ quan nhà nước từ góc nhìn doanh nghiệp tư nhân, tương tự chỉ số PCI. Ông đề nghị duy trì và mở rộng các chương trình khảo sát này, giúp phản ánh đúng thực trạng, thúc đẩy sự thay đổi tích cực từ phía cơ quan công quyền.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan nêu ý kiến thảo luận tại tổ 1 - Ảnh: VGP/Thu Giang
Góp ý tại tổ 1 (Đoàn Hà Nội), đại biểu Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ đồng tình cao với dự thảo nghị quyết về ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển kinh tế tư nhân.
Theo đại biểu, nội dung nghị quyết đã bám sát tinh thần Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, thể hiện khát vọng đổi mới thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn trong nền kinh tế, hỗ trợ khoa học chuyên sâu, đồng thời tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
“Đây là động lực để toàn dân phấn khởi, mạnh dạn tham gia sản xuất, kinh doanh và đổi mới công nghệ”, bà Lan nhận định. Tuy nhiên, để các chủ trương lớn đi vào thực tiễn hiệu quả, đại biểu cho rằng cần cụ thể hóa chính sách theo hướng rõ ràng về đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ, nguồn tài chính, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong quá trình triển khai.
Đại biểu nhấn mạnh, để thúc đẩy đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn – nơi có nhiều tiềm năng chưa được khai thác – cần những chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp. Những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa như thế này rất cần có doanh nghiệp là hạt nhân là đầu kéo mới có thể phát triển được.
Đặc biệt, bà Lan lưu ý đến lĩnh vực nông nghiệp và các ngành phụ trợ vốn đang chịu nhiều bất cập. Dù đạt doanh thu 62 tỷ USD và thặng dư 14 tỷ USD trong năm 2024, nhưng phần lớn sản phẩm phụ trợ cho nông nghiệp như cơ khí, vật tư, giống lai… vẫn phải nhập khẩu. Bà kiến nghị cần có chính sách đặt hàng để phát triển các sản phẩm thiết yếu trong nước, ví dụ như giống rau lai đơn (hiện vẫn phải nhập >90%) hay giống tôm bố mẹ cho xuất khẩu.
“Phải rà soát từng lĩnh vực để chọn đúng những mảng còn yếu, ít doanh nghiệp đầu tư nhưng còn nhiều dư địa, từ đó thiết kế chính sách đặc thù hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nhiều hơn” bà Lan đề xuất.
Ví dụ như chính sách hỗ trợ nông nghiệp thì phải hỗ trợ cho chế biến sâu và công nghệ cao, công nghệ sinh học, lựa chọn lĩnh vực còn dư địa để tăng lợi nhuận, một số lĩnh vực chế biến tốt rồi thì có thể hỗ trợ ít hơn (như chế biến cafe hay thức ăn gia súc..). Còn chế biến nông sản (rau củ quả, hải sản biển...) chế biến sâu còn kém thì cần có chính sách mạnh để thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư phát triển..
Đánh giá cao Điều 8 của dự thảo về hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chính sách đào tạo 10.000 giám đốc điều hành doanh nghiệp, bà Lan đề nghị cần xây dựng chương trình đào tạo bài bản, gắn với nhu cầu thực tế của từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời, cần phát triển các cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành – thực tập tiêu chuẩn, đủ điều kiện để hình thành đội ngũ doanh nhân chuyên nghiệp, đóng vai trò đầu tàu cho kinh tế tư nhân.
Theo Chinhphu.vn
18/05/2025-12:32
Sáng ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
18/05/2025-12:31
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, trong thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, đảng viên huyện Lâm Bình đã đặt lợi ích của Nhân dân, của tập thể lên trên hết, luôn tận tụy, trách nhiệm với công việc. Nhờ đó đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận của Nhân dân, góp phần triển khai thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
18/05/2025-12:30
Hiện nay, Quốc hội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013. Tại các khu dân cư, việc lấy ý kiến nhân dân được tổ chức công khai, dân chủ, người dân được trực tiếp tham gia góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
18/05/2025-12:29
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Bế mạc Giải thể thao học sinh phổ thông tỉnh Tuyên Quang năm 2025.
18/05/2025-12:28
Đêm ngày 17/5, một trận mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều tuyến đường tại thị trấn Na Hang, huyện Na Hang rơi vào tình trạng bị ngập nặng, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
18/05/2025-09:21
Hôm nay (18/5), Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, có nơi trên 100 mm, tập trung vào chiều tối và đêm.
18/05/2025-09:19
Khoa học và công nghệ được xem là con đường ngắn nhất để Việt Nam phát triển hùng cường, bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống người dân
18/05/2025-09:15
Tại Cúp Thể dục dụng cụ thế giới (World Challenge Cup) 2025 diễn ra tại Bulgaria vừa qua, đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc.
18/05/2025-09:15
Triển khai công điện số 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn hàng giả là thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, hoá chất... từ ngày 15/5 đến 15/6.
18/05/2025-09:13
Sáng nay (18/5), Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
18/05/2025-09:12
Trước những thay đổi chính sách thuế liên tục và có phần khắc nghiệt, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược rõ ràng để tồn tại và phát triển bền vững.
18/05/2025-09:11
Trách nhiệm của các KOLs và quản trị viên không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung hấp dẫn, còn phải đảm bảo rằng những nội dung đó tuân thủ pháp luật.