Bộ Y tế đề xuất quy định mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng.
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Bộ Y tế cho biết, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã triển khai thực hiện được 14 năm và phát sinh nhiều nội dung khó khăn, vướng mắc, bất cập. Hiện nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật an toàn thực phẩm (sửa đổi), đã được Bộ Tư pháp thẩm định tại văn bản số 322/BCTĐ-BTP ngày 23/12/2024 và Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến các Thành viên Chính phủ. Những nội dung khó khăn, vướng mắc, bất cập về công tác an toàn thực phẩm trong thời gian qua cơ bản sẽ được giải quyết tổng thể tại các nội dung chính sách cùng với các giải pháp thực hiện chính sách tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật an toàn thực phẩm (sửa đổi) trong đó có cơ chế quản lý các loại thực phẩm.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định này quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường); tăng cường phân cấp cho địa phương giải quyết tiếp nhận hồ sơ công bố hầu hết các sản phẩm thực phẩm (thực phẩm thường, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm…) và tăng cường công tác hậu kiểm. Đến nay Nghị định này cũng đã triển khai thi hành được 6 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm trong bối cảnh tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính và tăng cường biện pháp quản lý hậu kiểm để nâng cao chất lượng thực phẩm.
Bộ Y tế đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm nhằm mục đích để giải quyết kịp thời các tồn tại, bất cập bức thiết, trên cơ sở đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng; triển khai kịp thời kiến nghị của các bộ, ngành; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật và phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Đề xuất bổ sung quy định giải thích về thực phẩm bổ sung
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định giải thích về định thực phẩm bổ sung.
Bộ Y tế cho biết, Bộ đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý thưc phẩm chức năng) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này. Hiện nay Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất của sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…
Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung khoản 1a Điều 3 như sau: Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung. Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.
Bổ sung quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
c) Giấy ủy quyền tự công bố sản phẩm của cơ sở sản xuất (nếu có) (theo mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
d) Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
e) Tiêu chuẩn sản phẩm (SPEC), bao gồm phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn và chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm của cơ sở sản xuất (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Theo VTV.VN
09/05/2025-12:32
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (9/5), Quốc hội nghe tờ trình về một số dự án Luật và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
09/05/2025-12:31
Sáng ngày 9/5, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang (đoạn địa phận huyện Na Hang).
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng, triển khai thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang và Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang đã có buổi làm việc về phương án hợp nhất hai văn phòng sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
09/05/2025-12:29
Tại xã Thượng Nông, huyện vùng cao Na Hang, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và bà con nhân dân, những ngôi tạm, dột nát đang được tập trung xây dựng. Niềm mong ước về một nơi ở kiên cố của người dân đang dần thành hiện thực.
09/05/2025-12:28
Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được khởi công xây dựng tháng 12/2023, qua hơn 1 năm thi công, các gói thầu cơ bản đáp ứng được theo tiến độ và kế hoạch được phê duyệt. Tổng khối lượng hoàn thành ước tính đến nay đạt trên 41% giá trị hợp đồng.
09/05/2025-08:35
Theo dự báo, hôm nay (9/5), Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng diện rộng. Từ ngày mai (10/5), nắng nóng sẽ chấm dứt ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ do trời chuyển mưa dông mạnh.
09/05/2025-08:33
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
09/05/2025-08:32
Ngày 8-5, huấn luyện viên Cristiano Roland đã chốt danh sách 30 cầu thủ U16 Việt Nam trong đợt hội quân đầu tiên năm 2025, chuẩn bị dự giải U16 quốc tế CFA Team China 2025.
09/05/2025-08:31
Người thứ ba cấy chip não của Neuralink đã có thể tự biên tập, đăng video lên YouTube mà không cần sự trợ giúp bên ngoài.
09/05/2025-08:29
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ.
09/05/2025-08:26
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp liên quan đến Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 rất nặng nề, trong đó có xây dựng 2 Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp chung. Tuy nhiên, Bộ sẽ quyết tâm bảo đảm hoàn thành sớm khối lượng lớn công việc với chất lượng cao.