Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng số sẽ mang đến những cơ hội vô giá cho ngành y tế. Trong đó, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là cơ sở để ngành y hành động đột phá, đổi mới tư duy và đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên về những cơ hội phát triển bứt phá của ngành y trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, trong bối cảnh thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh và phức tạp, khó lường, khó dự báo; những vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, già hóa dân số, suy thoái môi trường, an ninh nguồn nước… ngày càng tác động mạnh, công tác y tế đối mặt với rất nhiều thách thức lớn.
Trong đó, Việt Nam chịu gánh nặng mô hình bệnh tật kép, gánh nặng các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…) gia tăng, chiếm đến 77% nguyên nhân gây tử vong; trong khi các bệnh không lây nhiễm vẫn tiếp tục là thách thức với những dịch bệnh mới nổi, nguy cơ tái nổi.
Việt Nam nằm trong khu vực giao thương toàn cầu… nên có nguy cơ cao về lưu hành dịch bệnh xuyên biên giới. Các yếu tố hành vi, lối sống bất lợi cho sức khỏe còn nhiều ảnh hưởng như hút thuốc lá; lạm dụng rượu, bia; sử dụng ma túy; chế độ ăn không hợp lý; thiếu hoạt động thể lực…
Tuy nhiên, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của người dân, cùng với sự cố gắng, nỗ lực, đồng lòng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, hệ thống y tế Việt Nam đã được xây dựng, củng cố và phát triển. Những thành tựu đạt được đã tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để ngành y tế bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội bứt phá.
Đứng trước những cơ hội và thách thức, ngành y tế tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như người dân, doanh nghiệp, công tác y tế sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp vào phát triển lực lượng lao động, nâng cao năng suất lao động, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nhiều cơ hội vô giá phát triển ngành y tế thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến - Ảnh: VGP/HM
Thưa Thứ trưởng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang đến những cơ hội vô giá cho ngành y tế, ông nhận định như thế nào về điều này? Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá khoa học, công nghệ… tạo cơ hội như thế nào cho ngành y phát triển?
Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên: Trong lịch sử phát triển của nhân loại, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều là những dấu mốc quan trọng mang lại những thay đổi sâu sắc trong sản xuất, kinh tế và xã hội, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng số, với sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ sinh học và in 3D… sẽ mang đến các cơ hội vô giá cho ngành y tế thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thể hiện rõ nét trong một số lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe từ xa (Telemedicine), tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu phát triển các thiết bị y tế thông minh giúp theo dõi liên tục các chỉ số sức khỏe, ứng dụng công nghệ in 3D để tạo ra các mô hình giải phẫu chính xác, sản xuất các bộ phận thay thế và thiết bị y tế tùy chỉnh, phù hợp với từng bệnh nhân, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển các thuốc mới, vaccine mới, phương pháp điều trị mới.
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp đang mở ra nhiều cơ hội quý cho ngành y tế, từ cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả chẩn đoán và điều trị, đến việc nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của bệnh nhân. Việc tiếp tục đầu tư và ứng dụng các công nghệ tiên tiến sẽ giúp ngành y tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của xã hội.
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là cơ sở để ngành y tế tiến hành đột phá về đổi mới tư duy, xác định và đẩy mạnh quyết tâm của các đơn vị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, phát triển y tế số.
Theo ước tính việc nghiên cứu phát triển 1 thuốc mới thì tỷ lệ thành công ngay cả trên thế giới cũng chỉ khoảng 10% - Ảnh: VGP/HM
Cụ thể, y tế là một trong các ngành ứng dụng khoa học, công nghệ nhiều nhất để nghiên cứu, phát triển thuốc mới, vaccine mới, thiết bị y tế mới, các công nghệ - kỹ thuật – phương pháp mới mang đến những đột phá trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt những bệnh nan y, dịch bệnh mới nổi...
Những năm qua, y học trên thế giới cũng như trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ vai trò to lớn của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của thời đại 4.0 vào công tác dự phòng, chẩn đoán, khám chữa bệnh, sản xuất dược phẩm – vật tư và thiết bị y tế.
Vậy công tác nghiên cứu khoa học của ngành y có gặp khó khăn như nào, thưa ông?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Nghiên cứu khoa học ngành y tế với đặc thù chuyên môn cao đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực lớn và có nhiều rủi ro. Theo ước tính việc nghiên cứu phát triển 1 thuốc mới thì tỷ lệ thành công ngay cả trên thế giới cũng chỉ khoảng 10%.
Thời gian qua, một trong những khó khăn nhất trong công tác khoa học, công nghệ của ngành y tế là việc kết hợp giữa đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp, đơn vị ngoài công lập để huy động các nguồn lực cho phát triển nghiên cứu khoa học và nhanh chóng đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể và phù hợp về tài sản công, sở hữu trí tuệ, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước…
Những nội dung mang tính đột phá về khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế như sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ, thuế…, cải cách phương thức quản lý, cơ chế tài chính, giao quyền tự chủ cho đơn vị, cho phép thí điểm, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học với những vấn đề mới… là những đột phá có thể tháo gỡ các điểm nghẽn trong khoa học, công nghệ ngành y tế.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ số được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, các chính sách khuyến khích đầu tư, mua, thuê các sản phẩm, dịch vụ số; chính sách đặc biệt để đào tạo, phát triển, thu hút tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển sản phẩm công nghệ số, công nghiệp an ninh mạng.
Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế - Ảnh: VGP/HM
Việc ứng dụng công nghệ trong ngành y được triển khai như thế nào, mục tiêu từng giai đoạn, từng thời điểm như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Ngành y tế đã xây dựng kế hoạch hành động để triển khai 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, theo đó có 7 nhóm giải.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế.
Thứ hai, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi quy định pháp luật trình Chính phủ và Quốc hội thông qua nhằm khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thứ ba, trên cơ sở quy định pháp luật sửa đổi về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được Chính phủ và Quốc hội thông qua, tìm kiếm, đề xuất và tăng cường các nguồn đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế.
Thứ tư, phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế.
Thứ năm, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.
Thứ sáu, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thưa ông, thời gian qua, có rất nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống cán bộ, nhân viên ngành y, ông ấn tượng với chính sách nào nhất và có đề xuất gì trong thời gian tới?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Trong thời gian qua, ngoài chế độ tiền lương như cán bộ, viên chức các ngành khác đang hưởng lương theo hệ thống thang bảng lương ban hành tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, cán bộ, viên chức ngành y tế nói chung được hưởng một số chế độ gồm: chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề, chế độ phụ cấp đặc thù (chế độ phụ cấp thường trực 24/24 giờ; chế độ phụ cấp chống dịch; chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật), chế độ phụ cấp ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số bệnh viện cán bộ, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản.
Các chính sách trên đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đời sống cán bộ, nhân viên ngành y.
Để khuyến khích cán bộ y tế về làm việc tại tuyến cơ sở, hệ dự phòng, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 5/2023/NĐ-CP ngày 15/10/2023. Theo đó, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề 100% đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023. Có thể nói đây là một trong các chính sách hiệu quả nhất trong thời gian gần đây.
Chính sách này phù hợp với Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề tại Nghị định số 5/2023/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.
Để nâng cao chất lượng đời sống cán bộ, nhân viên ngành y trong thời gian tới, cũng như nhiều ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội các địa phương, chúng tôi mong muốn Nghị định này tiếp tục được thực hiện, mở rộng đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức 100% và kéo dài thời gian thời gian thực hiện, không chỉ trong thời gian 2 năm.
Chính sách này nếu tiếp tục được thực hiện sẽ giảm thiểu khoảng cách về thu nhập giữa các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và ngoài công lập mà đối với cán bộ y tế làm việc tại các đơn vị y tế dự phòng và y tế cơ sở thì khoảng cách này càng lớn.
Bên cạnh đó, cuộc sống được bảo đảm hơn thì cán bộ y tế yên tâm công tác, tăng tối đa hiệu quả công việc.
Ngoài các chính sách về tăng thu nhập cho cán bộ y tế, để động viên tinh thần đội ngũ thầy thuốc, góp phần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ thầy thuốc, Bộ Y tế đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành quy định về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao chất lượng và phù hợp với quy định và thực tiễn.
Trong năm 2024, Bộ Y tế đã trình Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định công nhận 46 Thầy thuốc nhân dân và 1.309 Thầy thuốc ưu tú. Có thể nói đây là chính sách góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua trong ngành y, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong thời gian tới.
Nhân dịp 27/2, ông có lời nhắn nhủ gì tới tất cả cán bộ, nhân viên y tế trên cả nước?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Trong suốt những năm qua, chúng ta đã cùng nhau vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Những hy sinh, cống hiến của các đồng nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến những người thầy thuốc đang ngày đêm miệt mài bên giường bệnh, những điều dưỡng viên tận tụy chăm sóc bệnh nhân, những cán bộ y tế dự phòng không quản ngại khó khăn, gian khổ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các bạn chính là những người hùng thầm lặng, là niềm tự hào của ngành y tế Việt Nam.
Trong thời gian tới, ngành y tế vẫn còn nhiều nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Chúng ta cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tôi tin rằng, với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chúng ta sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Theo Chinhphu.vn
09/05/2025-12:32
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (9/5), Quốc hội nghe tờ trình về một số dự án Luật và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
09/05/2025-12:31
Sáng ngày 9/5, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang (đoạn địa phận huyện Na Hang).
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng, triển khai thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang và Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang đã có buổi làm việc về phương án hợp nhất hai văn phòng sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
09/05/2025-12:29
Tại xã Thượng Nông, huyện vùng cao Na Hang, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và bà con nhân dân, những ngôi tạm, dột nát đang được tập trung xây dựng. Niềm mong ước về một nơi ở kiên cố của người dân đang dần thành hiện thực.
09/05/2025-12:28
Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được khởi công xây dựng tháng 12/2023, qua hơn 1 năm thi công, các gói thầu cơ bản đáp ứng được theo tiến độ và kế hoạch được phê duyệt. Tổng khối lượng hoàn thành ước tính đến nay đạt trên 41% giá trị hợp đồng.
09/05/2025-08:35
Theo dự báo, hôm nay (9/5), Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng diện rộng. Từ ngày mai (10/5), nắng nóng sẽ chấm dứt ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ do trời chuyển mưa dông mạnh.
09/05/2025-08:33
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
09/05/2025-08:32
Ngày 8-5, huấn luyện viên Cristiano Roland đã chốt danh sách 30 cầu thủ U16 Việt Nam trong đợt hội quân đầu tiên năm 2025, chuẩn bị dự giải U16 quốc tế CFA Team China 2025.
09/05/2025-08:31
Người thứ ba cấy chip não của Neuralink đã có thể tự biên tập, đăng video lên YouTube mà không cần sự trợ giúp bên ngoài.
09/05/2025-08:29
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ.
09/05/2025-08:26
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp liên quan đến Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 rất nặng nề, trong đó có xây dựng 2 Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp chung. Tuy nhiên, Bộ sẽ quyết tâm bảo đảm hoàn thành sớm khối lượng lớn công việc với chất lượng cao.