Theo công văn số 743 của UBND tỉnh về khẩn trương tổ chức, triển khai tiêm phòng vắc xin và phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh, ngoài chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành chức năng thì ý thức chủ động của người dân có vai trò quan trọng. Công tác tuyên truyền theo đó cũng đang được các cấp, ngành tăng cường để nâng cao nhận thức của người dân.
![]() |
Vào thời gian cao điểm tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trạm chăn nuôi và thú y huyện Hoàng Su Phì lại tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn đến tận hộ gia đình về các giải pháp phòng chống dịch bệnh, thông qua đó, các hộ chăn nuôi đã ý thức được những việc cần làm để bảo vệ đàn vật nuôi.
![]() |
![]() |
Người dân định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại và chủ động công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi |
Đối với hộ gia đình chị Giàng Thị Sùng ở thôn Suối Vui, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, thời gian qua, nhờ việc thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng về công tác phòng dịch bệnh trên đàn vật nuôi, chị định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và chủ động công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn.
![]() |
Người dân chủ động công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc |
Theo công văn chỉ đạo của UBND tỉnh về khẩn trương tổ chức, triển khai tiêm phòng vắc xin và phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức các đợt tiêm phòng vắc xin đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đối với từng loại bệnh đạt từ 80% tổng đàn.
Ngành chức năng cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng sẽ giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm, nhất là tại các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao, xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo làm lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, sự chủ động của người dân sẽ là yếu tố cốt lõi bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và bền vững./.
Hương Giang – Tiến Thành
Ý kiến bạn đọc