Được coi là thị trường lao động giàu tiềm năng, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam trong nhiều năm qua đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hà Giang để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động. Hiện đang có khoảng hơn 2.500 người lao động của tỉnh làm việc tại Tập đoàn.
![]() |
Ở vị trí là một thợ lò, anh Tẩn A Chẳm ở xã Ngam La, huyện Yên Minh có mức thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng |
Sau 7 năm tham gia học nghề tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, anh Tẩn A Chẳm ở xã Ngam La, huyện Yên Minh đã có việc làm ổn định. Trung bình mỗi tháng anh Chẳm với vị trí là một thợ lò có mức thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng. Số tiền giúp gia đình anh thoát nghèo và nuôi dạy con cái ăn học đầy đủ. Anh Chẳm hiện nay còn trở thành một tư vấn viên, hỗ trợ cho hàng chục lao động tại địa phương cùng tham gia đi lao động ngoài tỉnh.
![]() |
Anh Hội Anh Mai Văn Hội ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang trải qua nhiều nghề khác nhau đã quyết định đến Phân hiệu đào tạo Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh để đăng ký nhập học nghề |
Anh Mai Văn Hội ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang năm nay 35 tuổi và đã trải qua nhiều nghề khác nhau. Mặc dù có sức khỏe, bản tính cần cù, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Được tham gia hoạt động tư vấn hướng dẫn về nghề thợ mỏ của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, anh Hội đã quyết định đến Phân hiệu đào tạo Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh để đăng ký nhập học nghề với hy vọng có việc làm và mức thu nhập cao.
![]() |
![]() |
Đối với tỉnh Hà Giang, Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản phấn đấu hàng năm tuyển sinh từ 400 - 600 lao động đi học nghề và làm việc tại Tập đoàn |
Năm 2025, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao kế hoạch cho Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản tuyển sinh đào tạo 4.430 lao động. Ngoài 113 ngành nghề trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng, sau khi đào tạo, nhà trường chịu trách nhiệm với các địa phương trong công tác tuyển dụng, bố trí làm việc cũng như đảm bảo các chế độ chính sách chăm lo đời sống của người lao động, mục tiêu gắn kết Doanh nghiệp – Nhà trường - Địa phương. Đối với tỉnh Hà Giang, nhà trường phấn đấu hàng năm tuyển sinh từ 400 - 600 lao động đi học nghề và làm việc tại Tập đoàn.
![]() |
![]() |
Từ kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động hàng năm, Tập đoàn đã góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà Giang |
Cùng với thị trường lao động xuất khẩu, làm việc tại các khu công nghiệp trong nước, việc kết nối đưa lao động nông thôn trong tỉnh đi đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là giải pháp cho thấy tính hiệu quả, vừa giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, vừa khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế nguồn lực lao động dồi dào của tỉnh. Từ kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động hàng năm, Tập đoàn đã góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà Giang./.
Văn Bính – Hương Giang
Ý kiến bạn đọc