Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với cách tiếp cận bình tĩnh, khoa học và minh bạch cùng sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, cơ hội giảm mức thuế và duy trì đà hợp tác kinh tế song phương là hoàn toàn khả thi.
Theo TS. Cấn Văn Lực, những động thái quyết liệt và chính sách của Chính phủ rất phù hợp và kịp thời, được các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá rất tích cực - Ảnh: VGP
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về phản ứng của Chính phủ đối với quyết định của Hoa Kỳ áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là chỉ đạo ngay lập tức của Thủ tướng về lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ?
TS. Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng những động thái quyết liệt và chính sách của Chính phủ rất phù hợp và kịp thời, được các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá rất tích cực. Vấn đề của chúng ta là triển khai thực hiện như thế nào.
Chúng ta đã và đang làm được 4 điểm. Một là, Chính phủ đã chỉ đạo dùng mọi kênh để trao đổi, đàm phán, đối thoại, thuyết phục.
Thứ 2, chúng ta đã chủ động giảm thuế suất cho nhiều hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Thứ 3, chúng ta cũng đã chủ động nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ từ Hoa Kỳ qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ, một số hợp đồng... Những hợp đồng này cần sớm được hiện thực hóa và triển khai thực hiện theo đúng cam kết và đúng lộ trình đã đề ra.
Tôi cho rằng việc Thủ tướng thành lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ là cách làm rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cần một bộ phận phản ứng nhanh, liên ngành, liên thông do lãnh đạo Chính phủ trực tiếp chỉ đạo để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khâu, nhất là khi thời gian đàm phán, trao đổi không còn nhiều.
Ông nhiều lần nhấn mạnh cần "bình tĩnh ứng phó" trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ. Vậy trong bối cảnh này, "bình tĩnh" nên được hiểu là những bước đi gì trong thực tế của Chính phủ và doanh nghiệp?
TS. Cấn Văn Lực: Trước hết, tôi cho rằng cần nắm sát tình hình, diễn biến, đặc biệt là những động thái mới từ phía Chính phủ Hoa Kỳ đối với các vấn đề liên quan đến thuế quan và kể cả các vấn đề liên quan khác.
Bên cạnh đó, cần quan sát thêm động thái của các nước khác, nhất là những nước lớn, những nước có cán cân thương mại lớn, có thặng dư thương mại lớn đối với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Chính phủ và doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp. Có thể theo hướng là ở một mức độ thuế quan nào đó mà phía Hoa Kỳ sẽ áp lên Việt Nam, chẳng hạn như từ 25-30% thay vì 46% để chúng ta có giải pháp và ứng phó.
Trong đó, chúng ta phải hết sức bình tĩnh theo hướng là không chủ quan nhưng cũng không quá bi quan, bởi vì đây là câu chuyện toàn cầu và đặt ra rủi ro, thách thức đối với toàn cầu chứ không chỉ có riêng Việt Nam. Nước nào bình tĩnh hơn, nước nào chủ động hơn, nước nào khôn khéo hơn thì sẽ vượt qua được cú sốc lớn này một cách thành công, tức là giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực và đồng thời cũng có thể tận dụng một số cơ hội nhất định trong bối cảnh hiện nay.
Để tận dụng được dư địa đàm phán, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì làm rõ để phía Hoa Kỳ thấy rằng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính tương trợ, bổ trợ lẫn nhau.- Ảnh minh họa
Các chuyên gia đều khẳng định Việt Nam vẫn còn dư địa đàm phán. Theo ông, yếu tố nào sẽ có tính thuyết phục nhất với phía Hoa Kỳ trong quá trình này?
TS. Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn dư địa đàm phán, nhưng thời gian không còn nhiều. Từ ngày 5/4, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu áp thuế bổ sung 10% cho toàn bộ hàng nhập khẩu và đến ngày 9/4, họ sẽ xem xét mức thuế bổ sung có thể lên tới 50% với khoảng 59 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Để tận dụng được dư địa đàm phán, tôi cho rằng Việt Nam cần tập trung vào một số điểm then chốt.
Thứ nhất, chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên trì làm rõ để phía Hoa Kỳ thấy rằng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính tương trợ, bổ trợ lẫn nhau.
Thứ hai, phía Hoa Kỳ vừa công bố các vướng mắc liên quan đến 14 lĩnh vực trong Báo cáo rào cản thương mại Hoa Kỳ hôm 1/4 vừa qua. Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm và có những giải pháp rất cụ thể để khắc phục và giải quyết những băn khoăn, khuyến nghị này. Nếu chúng ta giải quyết kịp thời thì cũng sẽ thể hiện chúng ta có thiện chí và hết sức nghiêm túc để tiếp thu và giải quyết các vướng mắc cho phù hợp.
Thứ 3, trong công thức tính toán về mức độ thuế suất của Hoa Kỳ thì hiện nay có 2 hàm số rất quan trọng: Hàm số chung cho toàn thế giới là 4 và một hàm số nữa có liên quan đến hệ số co giãn mà Hoa Kỳ đang lấy theo mức độ về bảo hộ thương mại của các nước. Việt Nam đang nằm ở trong nhóm có hệ số 0,25 - hệ số tương đối thấp, có nghĩa là chúng ta còn nhiều rào cản thương mại cần phải tháo gỡ. Tôi cho rằng Việt Nam cần chứng minh cho phía Hoa Kỳ là chúng ta đã cởi mở vấn đề thương mại đến đâu, còn đối với những vướng mắc, rào cản thì chúng ta quyết tâm có lộ trình và giải pháp tháo gỡ cụ thể trong thời gian tới, bảo đảm hiệu quả.
Theo đó, chúng ta có thể đề nghị phía Hoa Kỳ nâng hệ số này lên, ví dụ nâng từ 0,25 lên 0,5. Lập tức, mức thuế suất có thể giảm đi đáng kể, có thể từ 46% xuống một mức khoảng 30%. Đó cũng là một cách tiếp cận dựa trên số liệu, khoa học, có công thức tính toán cụ thể mà phía Hoa Kỳ thường làm theo cách đó.
Chúng ta cũng cần hiện thực hóa những biên bản ghi nhớ, hợp đồng đã ký kết về nhập khẩu thiết bị hàng hóa từ phía Hoa Kỳ thực hiện thời gian vừa qua và phải cụ thể thành hợp đồng cũng như có những giao dịch rất cụ thể trong thời gian tới.
Thứ tư, chúng ta cũng cần hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp và địa phương minh bạch hóa nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, của các chương trình, dự án đầu tư có liên quan để khi làm việc với phía Hoa Kỳ, chúng ta có thể chứng minh cho họ thấy là những hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đôi khi xuất phát từ sự đầu tư của Hoa Kỳ chứ không phải đơn thuần của nước khác hay của riêng Việt Nam.
Ông vừa đề cập đến việc minh bạch số liệu và thông tin sản xuất. Theo ông, Việt Nam đã chuẩn bị tốt về mặt dữ liệu và cơ chế chứng minh nguồn gốc chưa?
TS Cấn Văn Lực: Tôi nghĩ rằng thời gian vừa qua, chúng ta đã có những tiến bộ, có chuẩn bị và có sự minh bạch hóa thông tin hơn nhưng rõ ràng vẫn còn bất cập. Đây là điểm mà chúng ta cần sớm khắc phục thời gian tới để chúng ta đàm phán với phía Hoa Kỳ.
Ví dụ, hiện nay chúng ta nhận đầu tư từ Singapore nhưng đôi khi dòng vốn đó lại xuất phát từ doanh nghiệp Hoa Kỳ, thì chúng ta phải chứng minh cho họ thấy điều này để chỉ ra được mức độ hợp tác kinh doanh, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam không chỉ là con số 12 tỷ USD hiện nay mà có thể cao hơn.
Liên quan đến câu chuyện về thuế, chúng ta cần tiếp tục rà soát để có thể giảm bớt những thuế quan đối với hàng hóa được xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam, cũng là một cách để chúng ta thể hiện thiện chí và cũng là một cách để có mức thuế đối ứng phù hợp đối với phía Hoa Kỳ.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Theo Chinhphu.vn
05/04/2025-22:02
NGÀY 5-4-2025
05/04/2025-22:01
DIỀU NGƯỢC GIÓ (5-4-2025)
05/04/2025-21:13
Sáng 5/4/2025, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các đơn vị, nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh tổ chức hoạt động khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương. Đến dự có đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
05/04/2025-21:12
Thư viện tỉnh vừa phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện Na Hang tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025.
05/04/2025-21:11
Cùng với việc hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang thì việc khẩn trương hoàn thiện các khu tái định cư để người dân có chỗ ở, tạo lập cuộc sống ổn định là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
05/04/2025-21:09
Tại huyện Yên Sơn, giá trị kinh tế ngành lâm nghiệp đã được địa phương phát huy hiệu quả trong những năm gần đây. Rừng đã mang lại những thay đổi tích cực cho cuộc sống của người dân.
05/04/2025-21:08
Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, huy động sự chung tay của chính quyền, đoàn thể và nhân dân. Ban chỉ đạo cấp huyện đã phối hợp chặt chẽ với cấp xã, trực tiếp xuống từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, đồng thời huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở kiên cố.
05/04/2025-21:06
Thời gian qua, ngoài nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền về biển đảo Việt Nam. Qua đó giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
05/04/2025-19:28
Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng khả quan
05/04/2025-19:24
Xác định phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, những năm qua, Đảng bộ huyện Yên Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở
05/04/2025-19:21
Xã Tiến Bộ là địa phương dẫn đầu huyện Yên Sơn về tiến độ xóa nhà ở tạm, nhà dột nát. Không chỉ triển khai nhanh, xã còn có nhiều cách làm sáng tạo, giúp các hộ gia đình khó khăn sớm có ngôi nhà kiên cố
05/04/2025-09:45
Tối 4/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.