Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước.
Tổng Bí thư Tổ Làm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương ngày 7/3/2025 về phát triển kinh tế tư nhân
Đây không chỉ là một tuyên bố chính trị mạnh mẽ, mà còn là một lời hiệu triệu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của KTTN, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Tổng Bí thư khẳng định rằng KTTN không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, khu vực này đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm, cho thấy vai trò không thể thay thế. Đặc biệt, bài viết đề ra tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, khi KTTN dự kiến đóng góp 70% GDP, với nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị quốc tế.
Bên cạnh việc khẳng định vai trò của KTTN, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tầm nhìn này. Trước hết, cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, minh bạch và công bằng, đảm bảo môi trường kinh doanh không có sự phân biệt giữa KTTN, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong bài viết là định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, tạo ra những "người khổng lồ" kinh tế có khả năng dẫn dắt sự phát triển của đất nước. Đây chính là chiến lược mà các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã thực hiện thành công.
Tại Hàn Quốc, từ thập niên 1960-1980, Chính phủ đã hỗ trợ các chaebol như Samsung, Hyundai, LG thông qua chính sách tài chính ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu và đổi mới công nghệ, biến những tập đoàn này thành trụ cột của nền kinh tế. Nhật Bản cũng áp dụng mô hình keiretsu, với các tập đoàn như Toyota, Mitsubishi, Hitachi, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất, tài chính và công nghệ. Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent, Huawei, giúp họ vươn lên trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Điểm chung của các quốc gia này là nhà nước không chỉ điều tiết, mà còn chủ động kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ, từ đó tạo ra sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Định hướng của Việt Nam trong bài viết của Tổng Bí thư cho thấy một chiến lược tương tự, nhằm xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, gia tăng ảnh hưởng trên thị trường khu vực và toàn cầu.
Cùng với việc phát triển các tập đoàn lớn, bài viết cũng nhấn mạnh vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dữ liệu lớn (Big Data) và thương mại điện tử. Đây là những trụ cột của nền kinh tế số, giúp tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nhìn vào mô hình Đông Bắc Á, có thể thấy các nước này đều thành công nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc đã trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ của Alibaba, Tencent, ByteDance, Huawei, nhờ sự hỗ trợ về chính sách và tài chính. Hàn Quốc đầu tư mạnh vào R&D, giúp Samsung và LG trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Nhật Bản từ lâu đã đi tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, với sự hỗ trợ của Chính phủ trong các lĩnh vực robotics, ô tô, điện tử.
Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm hoàn toàn phù hợp với xu hướng này, khi tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao, giúp doanh nghiệp tư nhân hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ không chỉ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo trong khu vực tư nhân.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Bên cạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và đổi mới sáng tạo, bài viết cũng nhấn mạnh cải cách hành chính mạnh mẽ, đơn giản hóa thủ tục và xây dựng nền hành chính phục vụ doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, khi một bộ máy hành chính hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và tạo động lực cho khu vực tư nhân phát triển.
Các quốc gia Đông Bắc Á đều thành công nhờ xây dựng hệ thống hành chính tinh gọn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Nhật Bản có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh các chính sách khuyến khích. Hàn Quốc từ đầu những năm 2000 đã đẩy mạnh chính phủ điện tử, giúp giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ pháp luật. Trung Quốc liên tục cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận vốn và thị trường. Việt Nam cũng đang đi theo hướng này với chính phủ điện tử, số hóa thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển mạnh mẽ hơn.
Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình Đông Bắc Á. Việc xây dựng các tập đoàn tư nhân lớn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải cách hành chính là những yếu tố quyết định để Việt Nam tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nếu được thực thi quyết liệt, những chính sách này sẽ trở thành động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, mở ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và vươn mình ra thế giới. Tất cả vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc./.
Theo Chinhphu.vn
09/05/2025-08:35
Theo dự báo, hôm nay (9/5), Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng diện rộng. Từ ngày mai (10/5), nắng nóng sẽ chấm dứt ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ do trời chuyển mưa dông mạnh.
09/05/2025-08:33
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
09/05/2025-08:32
Ngày 8-5, huấn luyện viên Cristiano Roland đã chốt danh sách 30 cầu thủ U16 Việt Nam trong đợt hội quân đầu tiên năm 2025, chuẩn bị dự giải U16 quốc tế CFA Team China 2025.
09/05/2025-08:31
Người thứ ba cấy chip não của Neuralink đã có thể tự biên tập, đăng video lên YouTube mà không cần sự trợ giúp bên ngoài.
09/05/2025-08:29
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ.
09/05/2025-08:26
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp liên quan đến Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 rất nặng nề, trong đó có xây dựng 2 Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp chung. Tuy nhiên, Bộ sẽ quyết tâm bảo đảm hoàn thành sớm khối lượng lớn công việc với chất lượng cao.
09/05/2025-08:23
Chiều 8/5 (giờ địa phương), sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 7-8/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên chuyên cơ rời sân bay quốc tế Heydar Aliyev (Azerbaijan) đi thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
08/05/2025-21:31
NGÀY 8-5-2025
08/05/2025-21:30
QUÊ EM RUỘNG BẬC THANG
08/05/2025-21:29
TUYÊN QUANG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH
08/05/2025-20:46
Chiều ngày 8/5, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì thảo luận tại Tổ đại biểu 17 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
08/05/2025-20:44
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều hợp tác xã đã trở thành mô hình tiêu biểu cho sự đổi mới tư duy và cách làm nông nghiệp. Không còn là những nông dân đơn lẻ, tự lo, tự làm. Họ đã chọn cách hợp tác cùng nhau, để đi xa hơn.