Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), tăng giá theo nhận định là có tác động tới doanh nghiệp, nhưng sẽ không lớn.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Tác động không đáng kể
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh EVN cho biết, với nhóm khách hàng sinh hoạt, tỷ lệ sử dụng điện sinh hoạt hiện nay được phân chia theo các bậc thang tiêu thụ, từ thấp đến cao. Theo tính toán, tiền điện tăng thêm bình quân của mỗi hộ tiêu thụ sinh hoạt từ 200 kWh/tháng trở xuống là 13.800 đồng/hộ.
"Như vậy, mức tác động đến khách hàng sinh hoạt phổ biến (tiêu thụ dưới 200 kWh/tháng) ở mức vừa phải, trong khi các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện cao hơn sẽ chịu mức tăng đáng kể hơn", ông Dũng cho hay.
Cùng với điều chỉnh giá điện sinh hoạt, mức giá bán lẻ điện mới áp dụng cho các ngành sản xuất cũng có sự điều chỉnh. Với cấp điện áp 22 kV đến dưới 110 kV, giá từ 1.749 - 3.242 đồng/kWh, tuỳ khung giờ. Cấp điện áp 6 kV - dưới 22 kV, giá bán từ 1.812 - 3.348 đồng/kWh, tuỳ khung giờ.
Với khối hành chính sự nghiệp, giá bán lẻ điện mới là từ 2.040 - 2.124 đồng/kWh tuỳ khung giờ, cấp điện áp. Giá bán lẻ cho lĩnh vực kinh doanh có sự chênh lệch giữa giờ cao điểm, thấp điểm và cấp điện áp, tương ứng là 1.525 đồng và 4.795 đồng/kWh. Các giá này chưa gồm thuế VAT.
Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam chia sẻ, giá điện tăng đã nằm trong dự tính của doanh nghiệp ngay khi có các thông tin liên quan đến số lỗ của ngành điện. Thời gian qua, việc chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào tăng đều được doanh nghiệp nắm bắt. Tăng giá điện ở mức 4,8% chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nhưng có thể nói sẽ không gây tác động quá lớn. Giá điện chiếm khoảng 20-30% trong cơ cấu giá thành phẩm. Khi giá điện tăng, chi phí tác động cũng chỉ chưa đến khoảng 5% và điều này là có thể chấp nhận.
"Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là việc nay là việc tìm kiếm đơn hàng trong năm tới và tập trung sản xuất cho các đơn hàng cuối năm. Bản thân chúng tôi cũng đang nỗ lực hơn để nâng cao công nghệ sản xuất, tiết kiệm điện năng, Thời gian qua, ngành điện đã có sự đầu tư và thay đổi lớn trong kinh doanh, dịch vụ với khách hàng. Hi vọng rằng, với mức tăng giá này, có thể bù đắp chi phí, giúp đầu tư các công trình, cung ứng điện được ổn định, tốt hơn", ông Kết nói.
Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), tăng giá theo nhận định là có tác động tới doanh nghiệp, nhưng sẽ không lớn và cũng không phải vấn đề cộng đồng doanh nghiệp quá lo ngại. Vấn đề ở đây là cùng với việc tăng giá điện, đòi hỏi ngành điện cũng phải đảm bảo tốt về chất lượng và sự ổn định của nguồn điện hơn nữa. Chất lượng điện thời gian qua theo đánh giá của chúng tôi cũng đang rất tốt.
Doanh nghiệp đẩy mạnh tiết kiệm điện
Tăng giá điện được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận sẽ có tác động, dù không lớn. Song việc này cũng khiến việc tiết kiệm điện được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện Công ty Tầm Nhìn Việt cho rằng, tăng giá điện là quy luật tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu tài chính cho ngành điện hoạt động bền vững. Việc tăng giá sẽ giúp mọi người dân sử dụng điện có trách nhiệm hơn. Khi giá điện tăng, các cơ sở sản xuất ít nhiều cũng sẽ phải cơ cấu lại các khoản chi phí, tối ưu các dây chuyền hơn để vận hành tiết kiệm; đồng thời cũng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang các dạng năng lượng tái tạo tự dùng như điện mặt trời mái nhà.
Ông Hà Quang Hiện - Chánh Văn phòng Tổng công ty Xi măng Việt Nam cho hay, việc tăng giá điện nằm trong dự tính của doanh nghiệp. Mặc dù phải chịu tác động của nhiều chi phí đầu vào khác, nhưng tăng giá điện được xem là không tránh khỏi trong bối cảnh ngành điện chịu khó khăn do các chi phí sản xuất đầu vào như than, dầu tăng cao. Trong dự tính cũng đã tính đến việc tăng giá điện.
"Tăng giá điện buộc đơn vị phải tính toán lại vấn đề sản xuất, thực hiện đẩy mạnh hơn tiết giảm chi phí, sử dụng điện hiệu quả hơn", ông Hà Quang Hiện nói.
Cùng ý kiến, ông Nguyễn Đình Dũng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai cho rằng, điện tăng giá cũng hoàn toàn phù hợp khi các chi phí đầu vào tăng lên. Mặc dù đã tự chủ khoảng 30% lượng điện sản xuất, nhưng lượng tiêu thụ điện mua ngoài của doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tính toán để cơ cấu lại sản xuất, tối ưu hơn để tiết giảm chi phí.
Theo ông Bạch Hồng Long, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% tạo thêm áp lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để ứng phó, doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh...
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp ý thức rằng việc tăng giá điện là điều không tránh khỏi do áp lực đầu vào của sản xuất điện. Tuy nhiên việc tăng ở thời điểm này cũng là thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp do chịu cạnh tranh lớn về mặt thị trường, đơn hàng thiếu hụt và mới hồi phục cuối năm nay.
Để thích ứng với việc tăng chi phí sản xuất, trong đó có giá điện, bản thân ngành dệt may đã đặt ra các giải pháp cho mục tiêu phát triển, trong đó các doanh nghiệp đã sử dụng điện mặt trời (điện áp mái). Hiện nay, một số doanh nghiệp như May 10, Việt Tiến… đã đầu tư điện áp mái để giảm bớt khó khăn về chi phí điện.
Từ thách thức của tăng giá điện thì các doanh nghiệp của ngành dệt may cũng phải tính toán đến thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao cân bằng được giá thành, đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.
Theo các chuyên gia, việc tăng giá điện, ngoài việc tính đúng, tính đủ các chi phí trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp thì cũng tạo áp lực cho việc tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả hơn. Để đầu tư cho các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần có sự đầu tư đủ lớn để thay đổi dây chuyền, công nghệ nhưng với giá điện thấp, doanh nghiệp sẽ có ít "động lực" để đầu tư.
Ông Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng cho rằng, giá điện thấp sẽ giúp đảm bảo an sinh xã hội, ổn định các chỉ số kinh tế, tuy nhiên sẽ đổi lại, người sử dụng không có động lực thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng.
"Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam vẫn dựa vào công nghệ cũ, tiêu tốn nhiều năng lượng. Đây là sự lãng phí. Về bản chất, chúng ta đang bù giá, trợ giá cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ không thực sự tiên tiến", ông Hà Đăng Sơn nói...
Theo VTV.VN
07/11/2024-12:47
Sáng ngày 7/11, đồng chí Ma Thế Hồng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tiếp xúc cử tri tại xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa trước Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XIX.
07/11/2024-12:46
Tại xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, sáng nay (7/11), đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIX.
07/11/2024-12:45
Tại Hà Nội, sáng ngày 7/11, đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ chuyên môn y tế giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và UBND tỉnh Tuyên Quang.
07/11/2024-12:43
Đoàn công tác của Chính quyền vùng Lohmen và vùng Zehna, huyện Güstrow-Land, Bang Mecklenburg -Vorpommern, Cộng hòa Liên bang Đức vừa đến thăm và làm việc tại huyện Na Hang.
07/11/2024-12:42
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Hàm Yên đã triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận nguồn lực từ các chính sách để phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.
07/11/2024-12:41
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, hình thức này tuy không còn mới nhưng các phương thức thủ đoạn được thay đổi liên tục và ngày càng tinh vi hơn nên khiến cho nhiều người dân vẫn bị mắc bẫy. Do đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân là việc làm cần thiết, tránh thiệt hại xảy ra.
07/11/2024-09:39
Tối 6-11, đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2 ở giải futsal Đông Nam Á 2024.
07/11/2024-09:36
Công ty cổ phần Viễn thông tin học Việt Nam đã thực hiện các cuộc gọi rác trong tháng 7-2024 với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ…
07/11/2024-09:23
Theo số liệu mới công bố của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023.
07/11/2024-09:00
Tấn công mạng đang ngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp.
07/11/2024-08:40
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.
07/11/2024-08:21
Bổ sung quy định cụ thể về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương và Bộ TT&TT trong kiểm tra, giám sát phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.