Hành trình 1 năm qua của nông nghiệp Việt Nam kết thúc có hậu - con số 62,5 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đã tiếp thêm hứng khởi để chúng ta bước vào năm 2025.
'Mưa trắng cả cánh đồng không còn gì nữa...'
'Cả đời làm là tích cóp thôi. Đầu tư vào đây... và không còn cái gì....'
'Không biết cái nào của nhà mình nữa... Từ ngày hôm qua đến bây giờ cứ đi tìm...'
'Làm cái gì ra tiền để trả nợ được bây giờ?'
'Tổng thể chúng tôi mất khoảng 150 - 160 tỷ...'
'Mấy chục năm làm vất vả...'
'Giờ mình lại phải ra biển thôi...'.
...
Năm 2024 qua đi với thật nhiều dấu ấn mà ở đó, chúng ta chính là nhân chứng cho những điều chưa từng có. Một cơn bão chưa từng có và giá cho mặt hàng nông sản cao chưa từng có. Và trong dòng chảy này thì Việt Nam chúng ta vẫn giữ vững vị thế của một nước nông nghiệp lớn.
Trong năm 2024, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản của Việt Nam đã tăng 10 tỷ USD so với năm 2023. Trong đó, xuất siêu đạt gần 18 tỷ USD. Đây thật sự là những con số biết nói cho thấy được giá trị tiềm năng của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta, có thể kể tới như lúa gạo, rau quả, cà phê, thuỷ sản... trong bối cảnh tất cả các bên đều đang nỗ lực để thay đổi.
Bức tranh toàn cầu năm 2024
Cơn bão Yagi và lời nhắc nhở về hậu quả của biền đổi khí hậu...
81,500 tỷ đồng đã bị cơn bão Yagi cuốn bay.
Những gì xảy ra trên toàn cầu trong năm 2024 cũng đặt ra những thách thức lớn. Cụ thể, cơn bão Yagi tác động cùng lúc tới nhiều quốc gia trên thế giới cũng là một điều chưa từng. Cơn bão này đã cuốn đi của nước ta hơn 81.500 tỷ đồng. Thiệt hại lớn về kinh tế này chính là một lời nhắc nhở về những tác động ngày càng khó đoán định và hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong bối cảnh này, người Việt Nam không thể tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng như trước đây nữa - chạy theo sản lượng nhất nhì thế giới, khai thác tận diệt, vắt kiệt sức khoẻ đất đai và lãng phí nguồn tài nguyên nước. Tất cả những điều này đang đặt ra những thách thức lớn cho các vùng nông sản của Việt Nam. Và hãy cùng nhìn nhận những thách thức này từ vựa lúa lớn nhất khu vực - vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thách thức tồn tại...
Ông Nguyễn Văn Vãng ở xã Khánh Bình Đông, Trần Văn Thời, Cà Mau.
Đến với Đồng bằng Sông Cửu Long, chúng ta được gặp ông Nguyễn Văn Vãng ở xã Khánh Bình Đông, Trần Văn Thời, Cà Mau. Ông Vãng là người đã sống ở vùng đất này đã mấy chục năm và vì thế, ông cảm nhận rất rõ về sự thay đổi. Những lời hát ca ngợi sự trù phú của đồng Đồng bằng Sông Cứu Long đã không còn đúng nữa.
10 công ruộng của ông giờ đã bị nhiễm phèn, sâu bệnh phát triển mạnh. Số phân thuốc trừ sâu mà ông sử dụng cứ lặp lại mỗi vụ và tăng lên theo thời gian. Giá lúa có tăng thì người nông dân vẫn ở tình trạng thu không đủ bù chi.
Ông Vãng nói: "Đầu tư ba cái thuốc bảo vệ thực vật này khoảng 800 đến 1 triệu, còn phân rải xuống khoảng 600 ngàn đồng. Chưa nói đến việc mướn người ta xịt. 10 công ruộng thì không thể giàu được, chỉ đủ ăn".
Tiền lời mỏng như lá lúa là câu nói quen thuộc khi phân, thuốc ăn vào lãi thì người nông dân chỉ có cách tăng vụ. Những cánh đồng canh tác lúa 3 vụ/1 năm thì đất gần như không có thời gian nghỉ.
Sau cuộc đua năng suất, đất và nước - những thứ mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này giờ đã suy kiệt.
Nói về tình trạng này, TS Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - cho biết: "Người nông dân có xu hướng bón rất nhiều phân bón, gieo mật độ lúa cũng rất cao. Chính vì thế mà sâu bệnh phát triển. Và sâu bệnh càng phát triển thì lại càng sử dụng nhiều các loại hoá chất độc hại để bảo vệ thực vật. Và điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn".
"Các loai phân rồi lượng nước cao đấy nó lại làm tăng rác thải carbon và làm hiệu ứng nhà kính tăng lên".
Người có đất thì lo vắt kiệt, còn ở đây đất cũng chẳng còn.
Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long từng học cách chế ngự thiên nhiên bằng một hệ thống đê bao. Cách đây 15 năm, người dân chỉ cần đắp bùn là cò thể ngăn nước tràn đồng nhưng đến nay thì cách làm này đã không còn khả năng giúp người nông dân ở đây làm việc đó nữa.
Mất đất sản xuất cũng đồng nghĩa với việc bà con mất đi nguồn thu nhập chính. Mỗi năm, mực nuước biển tại khu vực này đã tăng trung bình khoảng 3mm. Dù không nhìn thấy bằng mắt nhưng những nông dân cũng đủ nhạy cảm để biết được điều gì sẽ xảy ra.
10 năm qua, riêng tại tỉnh Cà Mau, đã có gần 200km bờ biển sạt lở. Tình trạng này khiến địa phương đã mất đi gần 5300 ha đất rừng - tương đương với diện tích của một xã.
Mỗi năm Đồng bằng Sông Cưu Long mất đi từ 300 - 500 ha đất do sạt lở bờ biển. Mũi Cà Mau đã không còn hình dạng giống như tên gọi của nó. Với địa hình chỉ cao hơn mực nước biển khoảng chưa đầy 2m, Đồng bằng Sông Cửu Long rất dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Trong khi đó, người dân lại chưa ý thức được rằng những hoạt động sản xuất nông nghiệp thải ra một lượng lớn khí thải CO2 - làm cho trái đất nóng lên, làm tan băng ở cả Bắc cực và Nam cực, dẫn đến tình trạng nước biển dâng, đe doạ đến sự tồn vong của nhiều vùng đất.
Sản xuất nông nghiệp mỗi năm thải ra một lượng lớn khí thải CO2, ước tính khoảng 80 triệu tấn.
Ông Nguyễn Tùng Phong - Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nói: "Đồng bằng đang đứng trước rất nhiều thách thức và nếu chúng ta không hành động sớm, không hành động ngay, không hành động một cách tự giác thì nguy cơ suy thoái của Đồng bằng là rất lớn và thậm chí là có nguy cơ biến mất".
Những dòng sông đói phù sa đã quay lại và lấy đi những gì mà nó từng bồi đắp. Nhiều nông dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cứu Long sẽ còn chông chênh giữa những biến động lớn hơn cả khả năng kiểm soát.
Làm sao để tồn tại?
Làm sao để bền vững?
Đây vẫn là những câu hỏi lớn!
Để hiểu rõ hơn vì sao chúng ta lựa chọn bền vững cho phát triển nông nghiệp cũng như hành trình mà con đường nông sản của chúng ta đã đi qua trong năm 2024 cũng như điều chúng ta sẽ hướng đến trong năm 2025 này,
Theo VTV.vn
02/02/2025-21:16
NGÀY 2-2-2025
02/02/2025-20:58
TẾT SUM VẦY (2-2-2025)
02/02/2025-20:22
LỄ HỘI XUÂN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
02/02/2025-16:07
Sum họp ngày tết là nét đẹp văn hóa của người Việt. Do yêu cầu công việc, nhiều công nhân, lao động đang thực hiện nhiệm vụ được giao, mong muốn đóng góp vào thành tích chung của đơn vị, mang lại niềm vui cho mỗi gia đình trong dịp tết đến, xuân về.
02/02/2025-16:05
Thực hiện Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn đi qua địa phận tỉnh Tuyên Quang, tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
02/02/2025-16:04
Những năm qua, việc nâng cao chất lượng rừng trồng bằng cây giống lâm nghiệp chất lượng, phát triển rừng trồng gỗ lớn, mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC được các địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng.
02/02/2025-16:00
Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và từ đó, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với những chiến thắng vĩ đại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, cán bộ đảng viên ở Tuyên Quang, nhất là người đứng đầu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước đảng, trước nhân dân.
02/02/2025-15:59
Sáng 2/2, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
02/02/2025-15:58
Sáng 2/2, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đoàn công tác đến dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào.
01/02/2025-21:02
NGÀY 1-2-2025
01/02/2025-20:58
Chiều nay 1-2, tức mùng 4 tết, thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội đua thuyền trên sông Lô.
01/02/2025-20:57
Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm, nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Na Hang lại tụ hội về trung tâm Thị trấn để tham dự Lễ hội Lồng Tồng - một ngày hội xuống đồng truyền thống của dân tộc Tày, mang theo niềm hy vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.