Theo Bộ Tài chính, trường hợp cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.
Trong Công điện về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa.
Và trong chiều nay (20/3), Bộ Tài chính đã có phản hồi chính thức về việc xây dựng Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa.
Xin ông/bà cung cấp một số thông tin về việc xây dựng Nghị quyết thí điểm sàn giao dịch tiền ảo, quan điểm mục tiêu là gì?
Bộ Tài chính: Ngày 3/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.
Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC ngày 11/3/2025 trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.
Theo ông/bà, cơ chế thử nghiệm (sandbox) sẽ mang lại lợi ích gì cho việc xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản số?
Bộ Tài chính: Hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hoá đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Sự phổ biến rộng rãi của TSMH trên toàn cầu đặt ra cơ hội, thách thức và rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính và sự phát triển của các nền kinh tế.
Các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia đang nỗ lực xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh và quản lý thị trường này.
Trên cơ sở đó, việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá là phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam nhằm tạo môi trường pháp lý linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với sự đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ quản lý, giám sát của Nhà nước, từ đó hỗ trợ huy động vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá với quy mô hạn chế có sự kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời giúp cơ quan quản lý có thời gian xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và đây cũng là cách tiếp cận chung của nhiều quốc gia.
Thị trường tài sản mã hoá phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Do vậy, việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.
Bộ Tài chính đã có Tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.
Xin ông/bà cho biết, các cơ quan quản lý cần phối hợp như thế nào để đảm bảo rằng các chính sách mới về tài sản số không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo?
Bộ Tài chính: Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động và đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ xây dựng một khuôn khổ quản lý tài sản mã hoá đạt được sự cân bằng phù hợp giữa việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch, công bằng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết về việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá tại Việt Nam nhằm xây dựng môi trường pháp lý hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo liên quan đến tài sản mã hoá, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết cho phép triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa. Trong đó đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
Chính sách thuế đối với giao dịch tài sản số dự kiến sẽ được điều chỉnh thế nào để vừa tạo nguồn thu, vừa không kìm hãm thị trường?
Bộ Tài chính: Hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.
Theo VTV.VN
09/05/2025-12:32
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (9/5), Quốc hội nghe tờ trình về một số dự án Luật và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
09/05/2025-12:31
Sáng ngày 9/5, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang (đoạn địa phận huyện Na Hang).
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng, triển khai thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang và Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang đã có buổi làm việc về phương án hợp nhất hai văn phòng sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
09/05/2025-12:29
Tại xã Thượng Nông, huyện vùng cao Na Hang, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và bà con nhân dân, những ngôi tạm, dột nát đang được tập trung xây dựng. Niềm mong ước về một nơi ở kiên cố của người dân đang dần thành hiện thực.
09/05/2025-12:28
Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được khởi công xây dựng tháng 12/2023, qua hơn 1 năm thi công, các gói thầu cơ bản đáp ứng được theo tiến độ và kế hoạch được phê duyệt. Tổng khối lượng hoàn thành ước tính đến nay đạt trên 41% giá trị hợp đồng.
09/05/2025-08:35
Theo dự báo, hôm nay (9/5), Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng diện rộng. Từ ngày mai (10/5), nắng nóng sẽ chấm dứt ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ do trời chuyển mưa dông mạnh.
09/05/2025-08:33
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
09/05/2025-08:32
Ngày 8-5, huấn luyện viên Cristiano Roland đã chốt danh sách 30 cầu thủ U16 Việt Nam trong đợt hội quân đầu tiên năm 2025, chuẩn bị dự giải U16 quốc tế CFA Team China 2025.
09/05/2025-08:31
Người thứ ba cấy chip não của Neuralink đã có thể tự biên tập, đăng video lên YouTube mà không cần sự trợ giúp bên ngoài.
09/05/2025-08:29
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ.
09/05/2025-08:26
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp liên quan đến Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 rất nặng nề, trong đó có xây dựng 2 Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp chung. Tuy nhiên, Bộ sẽ quyết tâm bảo đảm hoàn thành sớm khối lượng lớn công việc với chất lượng cao.