Năng lượng nguyên tử đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử đã bộc lộ bất cập, không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hạt nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế. Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tích cực tham mưu hoàn thiện thể chế để Việt Nam tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ hạt nhân một cách an toàn, hiệu quả.
Vận hành thiết bị sản xuất tại Trung tâm Đồng vị (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt).
Sửa đổi luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Một trong những thành tựu khoa học vĩ đại của nhân loại là khám phá ra “tia bức xạ” và tinh chế thành công các nguyên tố phóng xạ đầu tiên. Điều này đã mở ra kỷ nguyên của ứng dụng năng lượng nguyên tử, từ việc tạo ra nguồn năng lượng mới - năng lượng hạt nhân (điện hạt nhân, vũ khí hạt nhân) cho đến ứng dụng bức xạ phục vụ cuộc sống, tiêu biểu như trong các lĩnh vực y tế (điện quang, y học hạt nhân, xạ trị và sản xuất thuốc phóng xạ), công nghiệp (chiếu xạ, chụp ảnh phóng xạ, kỹ thuật đo mật độ, bề dày vật chất...), nông nghiệp (đột biến, tiệt sinh côn trùng gây hại, kích thích sinh trưởng...) và các lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi trường...
Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước đã sớm quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực này. Năm 2008, Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc hội khóa XII thông qua. Lần đầu tiên ở nước ta có một đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về năng lượng nguyên tử, đặc biệt là về lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân, tạo khung pháp lý để thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Tuấn Khải, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Luật Năng lượng nguyên tử không còn phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ nói chung, công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân nói riêng. Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung của nhiều đạo luật có liên quan đến việc thi hành Luật Năng lượng nguyên tử đã phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ, ngành, gây khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện.
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 174/2024/QH15, trong đó có nội dung tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và giao Chính phủ khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử. Vì vậy, Luật Năng lượng nguyên tử cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Sẵn sàng cho các dự án hạt nhân trọng điểm
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương triển khai xây dựng dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đây là nhiệm vụ cấp bách nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các dự án quan trọng, như: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân tại Đồng Nai..., góp phần phát triển bền vững ngành năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 15-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ chín (tháng 5-2025) và thông qua vào kỳ họp thứ mười (tháng 10-2025).
Xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhóm chính sách, bao gồm: Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn, an ninh hạt nhân và phân cấp trong công tác quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương xây dựng và dự kiến sẽ ban hành Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn điện hạt nhân trong quý I-2025. Chương trình nghiên cứu này nhằm nâng cao năng lực nội tại trong nước, hướng tới quản lý, vận hành an toàn và hiệu quả, cũng như tiếp thu công nghệ phục vụ lâu dài các dự án điện hạt nhân.
Đồng thời, Bộ rà soát hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân; từ đó, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung nhân lực, cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khoa học và kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý III-2025.
Theo Báo Hànộimới
19/03/2025-21:11
NGÀY 19-3-2025
19/03/2025-21:11
AN NINH TUYÊN QUANG (19-3-2025)
19/03/2025-21:10
KHI NÔNG NGHIỆP XANH LÀ XU THẾ TẤT YẾU
19/03/2025-21:06
Vừa qua, tại Trường quay S6 Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Văn hóa - Giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành ghi hình 5 số của Chương trình Đẹp + 84. Đây là cơ hội để Tuyên Quang giới thiệu về vùng đất, con người, những giá trị văn hóa, lịch sử tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.
19/03/2025-14:35
Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy ý chí để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo đang là cách làm phát huy hiệu quả ở xã đặc biệt khó khăn Đạo Viện, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
19/03/2025-12:29
Sáng ngày 19/3, Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị, do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
19/03/2025-12:28
Ngày 19/3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Ma Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực” trên địa bàn huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang.
19/03/2025-12:27
Hợp tác xã Nông sản xanh Sáng Nhung được thành lập năm 2017. Sau 7 năm hoạt động, HTX này hiện đang hình thành một chuỗi sản xuất khép kín, vừa tận dụng triệt để chất thải trong chăn nuôi, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần quan trọng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
19/03/2025-09:23
Ngày 18/3, ngoài việc kết luận các hành vi sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, đề nghị truy tố các bị can, qua vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng nêu một số kiến nghị về chính sách, pháp luật.
19/03/2025-09:22
Chiều 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và khoảng 60 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ đang thăm và làm việc tại Việt Nam, do Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam làm Trưởng đoàn.
19/03/2025-09:20
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 25-2 đến 18-3, đã có 23 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất, với mức giảm 0,1-1%/năm tùy theo từng kỳ hạn.
19/03/2025-09:19
Đội tuyển Việt Nam khởi đầu loạt trận FIFA Days tháng 3 bằng trận giao hữu với Campuchia (19-3) trước khi chạm trán với đội tuyển Lào (25-3) ở trận ra quân bảng F - vòng loại 3 Asian Cup 2027.