Việc quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được triển khai nghiêm ngặt tại các cơ sở giáo dục công lập. Quy định mới nhấn mạnh vai trò quản lý của người đứng đầu các đơn vị và sự tuân thủ của đội ngũ giáo viên.
![]() |
![]() |
Quy định mới nhấn mạnh vai trò quản lý của người đứng đầu các đơn vị và sự tuân thủ của đội ngũ giáo viên |
Trường Tiểu học Quang Trung, thành phố Hà Giang, năm học 2024 - 2025 có 14 lớp với 464 học sinh. Nhà trường tổ chức dạy 2 buổi trên ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, trong đó buổi chiều thứ 6 được dành cho phụ đạo và ôn tập theo chuyên đề. Trước đây, kinh phí chi trả cho giáo viên lên lớp vào các buổi học chiều thứ 6 do phụ huynh đóng góp theo Nghị quyết 33 của HĐND tỉnh với mức thu 8.000 đồng một tiết. Tuy nhiên, sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, nhà trường đã dừng việc thu tiền, các giáo viên vẫn giảng dạy trên tinh thần tự nguyện, miễn phí.
![]() |
Thông tư này giúp cho việc quản lý dạy thêm, học thêm trở nên nề nếp hơn |
![]() |
22 cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường Tiểu học Quang Trung, trong đó 19 giáo viên trực tiếp giảng dạy, đã cam kết tuân thủ nghiêm Thông tư 29. Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định đến phụ huynh học sinh.
Giai đoạn đầu triển khai Thông tư 29 có thể gây khó khăn, nhưng Thông tư này giúp cho việc quản lý dạy thêm, học thêm trở nên nề nếp hơn. Người đứng đầu các đơn vị trường học giữ vai trò then chốt trong việc định hướng, hỗ trợ giáo viên và phụ huynh hiểu rõ quy định.
![]() |
Người đứng đầu các đơn vị trường học giữ vai trò then chốt trong việc định hướng, hỗ trợ giáo viên và phụ huynh hiểu rõ quy định |
Việc thực hiện Thông tư 29 đòi hỏi các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với học sinh, giúp tăng tính tự chủ và trách nhiệm. Qua đó, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao dựa trên quản lý hiệu quả đội ngũ giáo viên và minh bạch trong hoạt động giáo dục./.
Hương Giang- Văn Bính
Ý kiến bạn đọc