Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập xã, tỉnh, bỏ hoạt động chính quyền cấp huyện là cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy chính trị mà Đảng, Nhà nước đang được thực hiện đồng bộ từ TW đến địa phương hướng tới mục tiêu phục vụ người dân được tốt hơn. Chủ trương này đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn của người dân.
![]() |
![]() |
Cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy chính trị đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân |
Hiện nay, mô hình chính quyền địa phương gồm ba cấp là tỉnh, huyện và xã. Trong đó, cấp huyện đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, chuyển đổi số và yêu cầu tinh giản biên chế đã cho thấy mô hình chính quyền địa phương hiện tại không còn phù hợp, nhất là khiến cho nguồn lực đầu tư cho phát triển bị hạn chế.
![]() |
Khi xã được trao quyền, tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, người dân sẽ được phục vụ nhanh hơn, sát hơn và hiệu quả hơn |
Thực tiễn bỏ công an cấp huyện trong thời gian qua đã chứng minh tính khả quan và hiệu quả từ việc thực hiện hệ thống chính quyền 2 cấp. Câu hỏi đặt ra, nếu bỏ cấp huyện thì ai sẽ làm những việc đang do huyện đảm nhiệm? Câu trả lời là công nghệ và sự phân quyền thông minh là chìa khóa để giải bài toán trên. Bên cạnh đó, chuyển đổi số đang được triển khai đồng bộ, tỉnh có thể kết nối trực tiếp với xã
Một hệ thống chính quyền địa phương hai cấp – tỉnh và xã có thể đủ sức đáp ứng nhu cầu dân sinh khi có cơ chế vận hành minh bạch, đào tạo cán bộ cấp xã bài bản, và đảm bảo hệ thống hạ tầng số đủ mạnh.
Khi xã được trao quyền, tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, người dân sẽ được phục vụ nhanh hơn, sát hơn và hiệu quả hơn. Và khi công nghệ lên ngôi, khi con người yêu cầu sự phục vụ ngày càng cao, thì việc tinh gọn chính quyền địa phương – bỏ cấp trung gian – là xu thế tất yếu. Và mục tiêu sau cùng vẫn không đổi là lấy sự hài lòng của nhân dân, làm thước đo cho hiệu quả của bộ máy công quyền./.
Tuấn Quỳnh
Ý kiến bạn đọc