Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng xây dựng Công ước Luật Biển năm 1982 và có nhiều nỗ lực trong việc thực thi Công ước.
Là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài trên 3.260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều lợi ích gắn liền với biển.
Từ trước khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của pháp luật quốc tế để xây dựng các văn bản pháp luật trong nước về biển.
Năm 1977, Việt Nam đã ban hành “Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam”, trong đó xác lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, không chỉ giới hạn trong quyền đánh cá mà còn có các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác. Tuyên bố này được đưa ra khi Công ước Luật Biển 1982 đang được xây dựng, phản ánh xu thế được đa số các nước ủng hộ tại Hội nghị Luật Biển lần thứ 3, thể hiện sự đóng góp của Việt Nam vào quá trình pháp điển hóa tiến bộ luật biển quốc tế.
Với Tuyên bố này, Việt Nam cùng với các quốc gia khác như Kenya, Myanmar, Cu Ba, Yemen, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Ấn Độ, Pakistan, Mexico, Seychelles được coi như những quốc gia tiên phong trong việc đưa khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trở thành khái niệm có giá trị tập quán và sau này trở thành một nội dung quan trọng của Công ước Luật Biển 1982.
Việt Nam là một trong 107 quốc gia ký Công ước tại Montego Bay (Jamaica) ngay sau khi văn kiện này được mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệu lực. Điều này thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tự pháp lý mới về biển và đại dương.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam. Đồng thời, Nghị quyết còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982.
Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước chính thức có hiệu lực, đồng thời đánh dấu 25 năm Việt Nam phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Ban Thư ký LHQ (27/7/1994- 27/7/2019). Cùng với Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam cũng gia nhập các Hiệp định thực thi Công ước, bao gồm: Hiệp định năm 1994 về thực hiện Phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa.
Là thành viên Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.
Thể hiện trách nhiệm và thiện chí của một quốc gia thành viên Công ước, trong những năm qua Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ theo Công ước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, vận dụng các quy định của Công ước trong xác định các vùng biển và phân định ranh giới biển với các nước láng giềng, quản lý và sử dụng biển, đồng thời hợp tác với các nước trong các lĩnh vực biển phù hợp với các quy định của Công ước theo hướng bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, phục vụ phát triển bền vững.
Phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác tài nguyên biển và quản lý các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc chuyển hóa các quy định của Công ước Luật Biển vào hệ thống pháp luật trong nước, tạo thuận lợi cho việc quản lý thống nhất về biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Cùng với việc ban hành Luật Biển, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Hàng hải 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, điều chỉnh các hoạt động giao thông hàng hải trên biển, chế độ ra vào các cảng biển Việt Nam.
Việt Nam cũng đã thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý và sử dụng biển và đại dương như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015), Luật Bảo vệ môi trường (2014), Luật Biên giới quốc gia (2003), Nghị định 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ quy định bảo vệ công trình hàng hải, Nghị định 71/2015/NĐ-CP ngày 3/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người và phương tiện trong khu vực biên giới biển.
Là một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện Công ước Luật Biển 1982 kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc và trở thành một quốc gia thành viên của Công ước 25 năm trước./.
Theo Chinhphu.vn
10/10/2024-21:43
NGÀY 10-10-2024
10/10/2024-21:23
Chiều ngày 10/10, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương gồm các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch Không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Mai Văn Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương; Thăm và tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn.
10/10/2024-21:21
Chiều ngày 10/10, Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn đã tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024. Dự buổi tiếp công dân có đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.
10/10/2024-21:20
Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Nhờ đó, công tác chuyển đổi số trên địa bàn đã đạt những kết quả khả quan, mang đến những tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
10/10/2024-21:18
Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài để tạo đà phát triển xã hội số, tuổi trẻ Tuyên Quang đã và đang phát huy những lợi thế về sự năng động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học công nghệ trong đẩy mạnh thực hiện công cuộc chuyển đổi số tại địa phương.
10/10/2024-21:17
Nhằm giúp các hộ trồng rau trên địa bàn huyện Hàm Yên nắm vững kiến thức về cải tạo đất, tăng sự đa dạng sinh học, giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu trong canh tác, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Tổ chức Rikolto International - Bỉ, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật Cải thiện các phương pháp trồng rau bằng các nguyên tắc và kỹ thuật nông nghiệp tái tạo.
10/10/2024-20:50
HÀM YÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP
10/10/2024-20:25
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (10-10-2024)
10/10/2024-13:00
Sáng ngày 10/10, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).
10/10/2024-12:58
Sáng ngày 10/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
10/10/2024-12:57
Sáng ngày 10/10, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Hội nghị trực tuyến kiểm điểm thực hiện các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải tổ chức với các địa phương.
10/10/2024-12:55
Hạ tầng viễn thông là nền tảng quan trọng để phục vụ hoạt động chuyển đổi số. Tại Tuyên Quang, các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư mở rộng hạ tầng với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn, phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.