Tại sao lại cần có quy định diện tích tối thiểu trong khi dù có được đăng ký thường trú hay không thì nếu cần, người dân vẫn ở lại Hà Nội hoặc bất cứ thành phố lớn nào?
Người lao động đã đi thuê nhà giờ lại phải thuê rộng
Hơn 3 tháng sau khi xin lùi thời gian thông qua dự thảo lần 1, Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến lần 2 vào dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.
Chỉ tiêu đưa ra tối thiểu 15m2/người khu vực nội thành, 8m2/người khu vực ngoại thành thì mới được xem xét đăng ký thường trú. Chính sách này lập tức gây nhiều ý kiến trái chiều. Rằng thì nhà đã đi thuê, giờ lại còn yêu cầu phải thuê rộng. Rồi thì đã bỏ sổ hộ khẩu giờ vẫn đặt ra yêu cầu chặt chẽ về thường trú. Và nhất là liệu chính sách nhằm hạn chế nhập hộ khẩu này có thực sự giảm được áp lực nhập cư về Hà Nội hay không?
Theo thống kê của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, trung bình mỗi năm, dân số Hà Nội tăng hơn 200 nghìn người, trong đó một phần ba là dân nhập cư. Mật độ dân số trung bình khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với cả nước, tính đến hết năm ngoái.
Chọn một chính sách giúp hạn chế số lượng người nhập cư để bảo đảm chất lượng sống cho những cư dân hiệu hữu là cần thiết. Song việc đặt ra "rào cản kỹ thuật" như đề xuất liệu đã thực sự hợp lý cho số đông người lao động nhập cư - những người cũng đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của thành phố?
Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định, những trường hợp thuê, mượn, ở nhờ được đăng ký thường trú khi đáp ứng các điều kiện: Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; bảo đảm diện tích về nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
Trước Hà Nội, một số địa phương đã cụ thể hóa Luật Cư trú như: Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu là 20m2 sàn/người đối với các phường thuộc quận Hải Châu, Thanh Khê; các phường, xã thuộc các quận, huyện còn lại, diện tích tối thiểu là 15m2 sàn/người. Bình Dương quy định diện tích nhà ở tối thiểu để được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp, do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn là 8m2 sàn/người.
Thế giới quản lý cư trú ra sao?
Thông tư số 09/2021 của Bộ Xây dựng không quy định về tiêu chuẩn diện tích tối thiểu đối với phòng ở, nhất là phòng trọ cho thuê, mà chỉ quy định mang tính chất chung. Trong khi hiện nay những khu nhà trọ hoặc chung cư mini cho thuê được xây dựng tự phát. Trên giấy tờ sổ đỏ của chủ hộ thì gần như chỉ có thông tin về diện tích thửa đất và tổng thể. Việc xác định diện tích chính xác từng phòng trên giấy tờ để làm căn cứ cấp thường trú với những nhà cho thuê tự phát là rất khó.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có những cách thức quản lý về cư trú của công dân khác nhau, đặc biệt khi đã thực hiện số hóa dữ liệu dân cư.
Hàn Quốc hiện đang áp dụng phương thức quản lý cư trú theo mã số định danh cá nhân. Từ thời điểm khai sinh, mã gồm 13 chữ số được cấp cho tất cả cư dân của Hàn Quốc, kể cả người nước ngoài sinh sống tại đây. Đến khi tròn 17 tuổi, trong vòng 1 tháng họ phải đến trụ sở chính quyền địa phương để đăng ký như dấu vân tay, họ tên chính thức, địa chỉ cư trú, chụp ảnh…
Trung Quốc là một trong số ít nước trên thế giới quản lý cư trú thông qua sổ hộ khẩu, tức là thực hiện quản lý theo hộ gia đình. Một người di chuyển đến địa phương khác phải tiến hành đăng ký tạm trú hoặc chuyển khẩu nếu đủ điều kiện. Từ năm 2015, Hệ thống Cấp phép Cư trú được nới lỏng về đăng ký cư trú với mục đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của việc đô thị hóa tại Trung Quốc.
Công dân Nhật Bản phải đăng ký với địa phương và chính quyền sẽ cấp cho công dân đó Giấy chứng nhận đăng ký lưu trú |
Tại Nhật Bản, bất cứ nơi nào công dân chọn sinh sống, đương nhiên trở thành nơi cư trú, hưởng mọi phúc lợi và có nghĩa vụ theo quy định của địa phương. Công dân phải đăng ký với địa phương và chính quyền sẽ cấp cho công dân đó Giấy chứng nhận đăng ký lưu trú, áp dụng cả với người nước ngoài sinh sống tại đây. Khi thay đổi nơi cư trú, họ phải báo cắt khẩu tại nơi cũ và đăng ký thường trú mới với chính quyền địa phương trong vòng 14 ngày. Từ năm 2016, Nhật Bản áp dụng hệ thống định danh cá nhân "My number", nhằm thống nhất các thông tin về cư trú, thuế, bảo hiểm, thu nhập, phúc lợi xã hội. Trên thực tế, Nhật Bản có tồn tại sổ hộ tịch nhưng hiện rất ít khi được sử dụng.
Tại Mỹ không có hệ thống đăng ký cư trú chính thức cho người dân. Chính quyền liên bang, cũng như chính quyền mỗi bang đều không có quy định cụ thể việc quản lý cư trú của người dân bằng giấy tờ hay số định danh nào; thay vào đó, ở Mỹ có nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý danh tính cá nhân làm cơ sở để quản lý cư trú, điển hình là hệ thống cơ sở dữ liệu cấp phép lái xe và hệ thống số an sinh xã hội.
Tại Mỹ không có hệ thống đăng ký cư trú chính thức cho người dân |
Nhiều quốc gia không chỉ sử dụng một phương thức quản lý cư trú mà đồng thời kết hợp nhiều phương thức. Nhìn chung có thể phân ra thành 3 phương thức quản lý cư trú chính là: Quản lý thông qua sổ hộ khẩu, quản lý qua các phiếu đăng ký tại địa phương và thông qua mã số định danh cá nhân.
Trước đây, việc có hộ khẩu Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh là "mơ ước" của nhiều người dân ngoại tỉnh với mong muốn lập nghiệp và ổn định cuộc sống ở những thành phố lớn.
Người dân có quyền đến những nơi có nhu cầu lao động phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của họ. Ở chiều ngược lại, việc "hút" các lao động có trình độ cao cũng sẽ mang về các nguồn lực chất lượng, đóng góp cho sự phát triển của các thành phố lớn. Việc "siết" điều kiện thường trú vốn chỉ giảm được nhập hộ khẩu, chứ không giảm được nhập cư.
Điều quan trọng là giải pháp đồng bộ để đảm bảo người dân có thu nhập ổn định ngay tại địa phương, thay vì về thành phố lớn mưu sinh. Khi đó sẽ hạn chế được việc bất đắc dĩ phải đưa ra những "hàng rào kỹ thuật" để kiểm soát gia tăng dân số cơ học như hiện nay.
Cùng trao đổi về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Theo VTV.vn
13/09/2024-12:45
Sáng ngày 13/9, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ lụt trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
13/09/2024-12:43
Sáng ngày 13/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận ủng hộ của tỉnh Quảng Nam giúp nhân dân khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 gây ra.
13/09/2024-12:42
Sáng ngày 13/9, đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh đã đến thăm hỏi và trao quà của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Na Hang.
13/09/2024-12:41
Trong ngày hôm qua và hôm nay, các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ và đoàn viên thanh niên đã ra quân thực hiện việc thu gom rác thải, làm sạch vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
13/09/2024-12:39
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Công an tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ, thiên tai.
13/09/2024-12:38
Nước lũ đã rút, thế nhưng hậu quả sau lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Chính quyền địa phương, các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đang chung tay hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.
13/09/2024-12:37
Trận lũ lụt lịch sử sau hoàn lưu bão số 3 đã gây ra những hậu quả nặng nề tại nhiều địa phương trong tỉnh. Hiện tại, một trong những vấn đề nhiều người quan tâm lúc này đó là nguồn cung hàng hoá và giá cả thực phẩm.
13/09/2024-12:35
Sau ngập lụt, việc vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được đặc biệt quan tâm. Về vấn đề này, Phóng viên TTV đã có cuộc trao đổi nhanh với ông La Đăng Tái, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
13/09/2024-11:54
(TTV) Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gửi thư thăm hỏi nhân dân bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu sau bão số 3
13/09/2024-11:52
Ngày 12/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh có Văn bản số 4120/UBND-THVX về việc Ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
13/09/2024-10:00
(TTV) Triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3 (YAGI)
13/09/2024-09:40
Ngày 12-9, giải futsal vô địch U20 Quốc gia 2024 đã xác định 4 đội góp mặt vào bán kết là Sài Gòn Titans, Thái Sơn Bắc, Tân Hiệp Hưng và Thái Sơn Nam. Đáng nói, cả 4 đội bóng này đều thuộc thành phố Hồ Chí Minh.