Sáng 10/11, đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đường bộ và Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Hôm nay (10/11) là ngày làm việc cuối cùng của đợt 1 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
.
Buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đường bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Đường bộ; Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Cuối ngày làm việc, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông
Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm 9 chương, 81 Điều.
Sau gần 15 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này, nhất là trước sự phát triển của hạ tầng giao thông, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông và tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được xây dựng và ban hành trên cơ sở sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2001, trong bối cảnh hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế, phương tiện chủ yếu là xe mô tô, xe gắn máy.
Theo đó, một số quy định tuy đã được điều chỉnh trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa sát với thực tiễn để tổ chức thực hiện như: Quy tắc giao thông; giải quyết tai nạn giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, tuần tra, kiểm soát; quản lý phương tiện giao thông; quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; quản lý, vận hành trung tâm chỉ huy giao thông…
Việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đảm bảo sự điều chỉnh sát thực tế về mặt pháp lý; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển pháp luật của nước ta và thông lệ quốc tế.
Theo VTV.VN
11/09/2024-01:37
NGÀY 10-9-2024
11/09/2024-01:37
NHỮNG CÁN BỘ CHÂN ĐI, MIỆNG NÓI, TAY LÀM (10-9-2024)
11/09/2024-01:36
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (10-9-2024)
11/09/2024-01:35
ẨM THỰC XỨ TUYÊN (10-9-2024)
11/09/2024-01:27
Tại Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hoá, trong những ngày mưa lũ này, các y bác sỹ, cán bộ và nhân viên y tế của đơn vị đang nỗ lực trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người dân.
11/09/2024-01:23
Tại Thành phố Tuyên Quang, từ đêm qua (9/9) đến nay, nước lũ dâng cao, một số khu vực bị ngập sâu trong nước, gây mất điện diện rộng. Vậy, Điện lực thành phố đã triển khai các biện pháp gì để đảm bảo an toàn lưới điện? Phóng viên TTV đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Trường, Phó Giám đốc Điện lực thành phố Tuyên Quang về vấn đề này.
11/09/2024-01:22
Mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập úng một số trạm biến áp, hệ thống đường dây 0,4kV và hòm công tơ tại các địa phương. Công ty Điện lực tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống điện trong thời điểm mưa bão.
11/09/2024-01:17
Trước nguy cơ ngập úng kéo dài, các trường nội trú trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị nguồn lương thực, thực phẩm cho học sinh. Trong đó đặc biệt chú trọng công tác bảo quản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
11/09/2024-01:15
Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại khá lớn đối với sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương. Hiện nay các địa phương và lực lượng chức năng đang tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão.
11/09/2024-00:44
Trên địa bàn huyện Hàm Yên những ngày qua đã xảy ra mưa lớn, nhiều khu vực bị ngập úng và sạt lở đất. Chính quyền địa phương đang triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho nhân dân.
11/09/2024-00:43
Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn những ngày qua đã khiến các cánh đồng, ao hồ, sông suối bị ngập nước. Không ít người dân đã tranh thủ đánh bắt cá, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
10/09/2024-23:44
VỠ ĐÊ TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, HUYỆN SƠN DƯƠNG