Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng cận dưới của mục tiêu lạm phát cả năm từ 4% - 4,5%.
![]() |
Chính phủ cần cân nhắc đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài khóa |
Lạm phát có thể gia tăng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng cận dưới của mục tiêu lạm phát cả năm từ 4% - 4,5%. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù chịu nhiều áp lực từ biến động trên thị trường quốc tế và trong nước, lạm phát đã được kiểm soát trong 4 tháng đầu năm nay. Đặc biệt, lạm phát đã được kiểm soát tốt, tạo điều kiện hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, áp lực lạm phát là một trong những vấn đề đáng lưu ý trong những tháng còn lại của năm 2024.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng khi phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm cho biết, những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Việt Nam còn rất lớn. Đó là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt, xung đột ở một số khu vực nhạy cảm, bất ổn leo thang trên Biển Đỏ là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro tạo nên cú sốc đối với lạm phát của thế giới khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Cùng đó, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.
Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD vẫn tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới, do lạm phát Mỹ vẫn duy trì ở mức cao nên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về hạ lãi suất. Điều này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu của doanh nghiệp, từ đó tác động đến lạm phát trong nước.
Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước vẫn chịu áp lực từ giá thế giới. Đây là một yếu tố đã tác động rất mạnh đến chỉ số lạm phát trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 1,95% (làm CPI chung tăng 0,19 điểm %), chủ yếu do giá xăng trong nước tăng 4,78%; giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.
Các chuyên gia quốc tế dự báo, giá dầu thô có thể lên tới 100 USD/thùng do những biến động địa chính trị ngày càng căng thẳng, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến giá xăng dầu trong nước và tác động mạnh đến chỉ số lạm phát trong những tháng cuối năm. Cộng hưởng với các yếu tố bên trong do việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế và thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ tạo áp lực không nhỏ cho lạm phát.
Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ sẽ đẩy nhu cầu tiêu dùng một số loại nguyên, vật liệu tăng lên; dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới. Ngoài ra, thiên tai, hạn hán và dịch bệnh có thể xuất hiện bất ngờ, gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.
Thời gian gần đây, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, đồng tiền mất giá sẽ gây lạm phát kỳ vọng, sẽ kéo theo giá hàng hóa trong nước tăng theo.
![]() |
Từ nay đến cuối năm áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng khi phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố |
Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài khóa
Lo ngại về đà tăng của lạm phát sẽ tiếp tục trong thời gian tới, song, một số tổ chức nghiên cứu vẫn kỳ vọng vào các yếu tố hỗ trợ, đặc biệt là công tác điều hành giá của các cơ quan chức năng.
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), 4 tháng đầu năm 2024, mặc dù lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng mục tiêu, song có thể gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt lạm phát do chi phí đẩy (xảy ra khi chi phí để sản xuất và kinh doanh tăng cao, dẫn đến tăng giá của hàng hóa và dịch vụ) là yếu tố đáng quan tâm. Trước hết, giá một số nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu có xu hướng tăng do VND giảm giá khoảng 5% từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, lãi suất đang có xu hướng đi lên có thể làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy giá cả hàng hóa tăng trong thời gian tới. Đáng chú ý, lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 vừa góp phần đẩy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, vừa có thể tạo lạm phát tâm lý.
Để kiểm soát lạm phát trong ngưỡng mục tiêu đã đặt ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý; đồng thời, cần thực thi linh hoạt, hài hoà chính sách tiền tệ để kiểm soát tỷ giá và lãi suất bảo đảm kiềm chế đà tăng của tỷ giá, tránh tác động bất lợi tới lạm phát và các yếu tố vĩ mô khác.
Cùng với đó, Chính phủ cần cân nhắc đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài khóa như giảm thuế, phí để giảm gánh nặng chi phí cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho rằng, về áp lực tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã và đang điều hành linh hoạt, bảo đảm tỷ giá lên xuống phù hợp trong biên độ tỷ giá từ 3% - 5%. Đặc biệt, hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam khá dồi dào, tới cuối 2023 khoảng 100 tỷ USD, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá.
Về điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục, các bộ ngành, địa phương sẽ đánh giá tác động ở từng thời điểm để quyết định. Nếu lúc đó, áp lực lạm phát không đáng lo ngại thì có thể điều chỉnh tăng. Ngược lại, nếu áp lực lạm phát rất lớn và gần đến mức lạm phát mục tiêu thì chưa điều chỉnh.
"Chúng ta cũng đã và đang đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm là những nhóm hàng thiết yếu của người dân (chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI), từ đó, đảm bảo giá cả ổn định không tăng đột biến, ảnh hưởng đến lạm phát", chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho hay.
Hiện, giá xăng dầu thế giới đã có tuần sụt giảm mạnh nhất trong ba tháng gần đây, giúp giảm bớt áp lực lạm phát trong nước.
"Với kinh nghiệm điều hành lạm phát của Chính phủ trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn sẽ giữ được mục tiêu lạm phát 4%- 4,5% như mục tiêu đề ra", chuyên gia Nguyễn Bích Lâm nhận định.
Theo VTV.VN
30/04/2025-13:10
Sáng ngày 30/4, người dân cả nước hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, theo dõi chương trình Truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một ngày trọng đại, với những cảm xúc thật đặc biệt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Ghi nhận của phóng viên TTV tại Trung đoàn 148 Sư đoàn 316.
30/04/2025-13:09
Hôm nay, mọi người dân Tuyên Quang đều hòa chung khí thế sôi nổi, hân hoan của toàn dân tộc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua đó khơi dậy niềm tự hào, xúc động, góp phần giáo dục, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang, hào hùng của đất nước.
30/04/2025-13:08
Vào những ngày tháng 4 của 50 năm về trước, với khí thế bão táp cách mạng, quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những CCB đã tham gia những trận đánh lịch sử này với niềm tự hào.
30/04/2025-13:07
Dinh Độc Lập – nơi cánh cổng sắt từng rung chuyển và đổ sập dưới bánh xích xe tăng vào ngày 30/4/1975. Một nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử đã lùi xa, nhưng cảm xúc của ngày ấy – với những người từng sống, từng chiến đấu – vẫn còn vẹn nguyên.
30/04/2025-13:06
50 năm kể từ ngày non sông nối liền một dải, mỗi dịp 30/4 lại trở thành thời khắc đặc biệt để thế hệ hôm nay thể hiện lòng biết ơn, lý tưởng sống có trách nhiệm thông qua những hành động cụ thể, thiết thực và đầy cảm xúc.
30/04/2025-13:05
Những ngày tháng Tư lịch sử, cả dân tộc Việt Nam lại trào dâng niềm tự hào, khí thế hào hùng. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, mỗi người con đất Việt lại có những cách riêng để thể hiện tình yêu đất nước. Hôm nay, phóng viên Thời sự có mặt tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền Tuyên Quang, nơi tình yêu Tổ quốc được lan tỏa một cách thật đặc biệt và xúc động.
30/04/2025-09:19
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
30/04/2025-09:15
Nhiều đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm giả "khủng" bị phanh phui thời gian qua đã phơi bày "lỗ hổng" đáng báo động trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
30/04/2025-09:14
Sau khi khép lại hành trình tại Cúp các câu lạc bộ nữ châu Á 2025, các vận động viên của Câu lạc bộ (CLB) VTV Bình Điền Long An đã trở về nước và nhanh chóng di chuyển tới Quảng Ninh để hội quân cùng đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Sự bổ sung này giúp lực lượng đội tuyển bóng chuyền quốc gia gần như được hoàn thiện, sẵn sàng bước vào giai đoạn tập luyện quan trọng.
30/04/2025-09:10
Apple đang tận dụng các vấn đề gần đây của Google với Chrome để ngầm khuyến cáo người dùng iPhone nên gỡ bỏ trình duyệt này khỏi thiết bị của mình.
30/04/2025-09:08
50 năm sau ngày chiến tranh lùi xa, những người lính thông tin, cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa, tìm về những kỷ vật để đắm mình trong ký ức lịch sử hào hùng.
30/04/2025-09:03
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".