Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng đã gần 2 tháng qua gói 120.000 tỷ đồng hỗ trợ thì người mua, người bán đều chưa ai vay.
Tuần qua tại Hà Nội, hơn 1.300 người xếp hồ sơ mua nhà ở xã hội nhưng chỉ có 149 căn nhà được bán, tỷ lệ "trúng" là "1 chọi 9". Với diện tích trên dưới 70m2, thì mỗi căn hộ 2 ngủ sẽ có giá hơn 1 tỷ đồng - chỉ bằng một nửa so với giá bán các căn hộ trung bình khác cùng vị trí.
"Gần đẻ rồi nhưng vẫn phải đi đặt căn như thế này, không ngờ được quyền mua căn hộ này rất là vui", một người xếp hồ sơ mua nhà ở xã hội cho biết.
Với "tỷ lệ 1 chọi 9" một lần nữa cho thấy, nhu cầu của người dân với nhà ở xã hội là rất lớn, trái ngược hẳn với phân khúc căn hộ, nghỉ dưỡng đang khó bán. Vậy câu hỏi đặt ra, đâu là điểm vướng khiến các doanh nghiệp bất động sản không đẩy mạnh xây dựng phân khúc này?
![]() |
Nhu cầu nhà ở xã hội là rất lớn nhưng các chủ đầu tư vẫn kém mặn mà vì các điều kiện, quy trình, thủ tục triển khai các dự án nhà ở xã hội |
Trả lời câu hỏi này theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhà ở xã hội là loại hàng hoá đặc biệt. Như nhà ở thương mại được đưa vào thị trường, mua bán theo nhu cầu của thị trường, mọi vấn đề đều dựa vào thị trường. Còn với nhà ở xã hội là loại hàng hoá có chính sách hỗ trợ nên được kiểm soát khá chặt chẽ khi được khống chế bởi biên độ giá bán, lợi nhận của chủ đầu tư. Cùng với việc các thủ tục để thực hiện khá khó khăn.
"Đây là lý do khiến các chủ đầu tư chưa mặn mà hoặc có mặn mà thì cũng khó tiếp cận, thực hiện các dự án nhà ở xã hội", ông Đính cho biết.
Cũng theo ông Đính, với những điều kiện khống chế, các chủ đầu tư làm dự án nhà ở xã hội nếu tính toán không tốt còn không có lợi nhuận. Ông Đính cho rằng các chính sách cần được điều chỉnh, đặc biệt với chính sách về thủ tục hồ sơ, quy trình làm thế nào để chủ đầu tư có thể lợi nhuận ngắn nhưng dễ làm, thời gian thu hồi vốn ngắn để tái đầu tư…
Gói 120.000 tỷ đồng chưa ai vay
Theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ về "Một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", NHNN đã được giao chủ trì triển khai chương trình, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Cụ thể, gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank). Theo quy định hiện nay, người mua nhà được vay 8,2%/năm, và chủ đầu tư đang được vay 8,7%/năm nhưng sau gần 2 tháng, chưa một đồng nào được giải ngân.
Theo ông Đính, mặc dù Chính phủ rất nóng lòng thúc đẩy chương trình nhà ở xã hội, đặc biệt là chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội song đâu đó vẫn thấy rằng ở các địa phương vẫn chưa "kích hoạt" tình thần, trách nhiệm làm thế nào để cùng Chính phủ thúc đẩy nhà ở xã hội.
"Nhà nhiều địa phương vẫn thờ ơ, quyết liệt, nếu có vẫn mang tính hình thức nhiều hơn", ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng lãi suất trong gói 120.000 tỷ đồng vẫn còn ở mức cao khiến người dân và doanh nghiệp chưa mặn mà |
Ngoài ra, vẫn còn những khó khăn trong các quy định của pháp luật, quy trình thực hiện… dẫn đến nhiều dự án nhà ở xã hội tại các địa phương vẫn có những vướng mắc chưa được giải quyết.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận nguồn vốn chưa cụ thể, rõ ràng khi bây giờ đến ngân hàng thì tiếp cận thế nào, đối tượng thuộc diện chính sách có phải thế chấp bằng tài sản hay không, vẫn chưa có quy định cụ thể. Còn về lãi suất, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội lợi nhuận biên chỉ khoảng 10% mà phai vay với lãi suất 8-9% cũng khiến các chủ đầu tư không mặn mà với việc vay vốn…
Còn với người mua, theo ông Đính, người mua là những người khó khăn về tài chính những vẫn phải vay với lãi suất tương đối cao. Điều này cũng khiến người mua kém mặn mà bởi họ không có khả năng chi trả bằng đồng lương.
Theo VTV.vn
23/06/2025-21:20
PHỤ NỮ TỈNH TUYÊN QUANG LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC (23-6-2025)
23/06/2025-21:19
PHÁT HUY VAI TRÒ "CẦU NỐI" CỦA HỢP TÁC XÃ (23-6-2025)
23/06/2025-21:17
NGÀY 23-6-2025
23/06/2025-21:14
Chiều ngày 23/6, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
23/06/2025-21:14
Sáng nay (23/6), nhiều xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu vận hành thử nghiệm Trung tâm hành chính công cấp xã, giai đoạn đầu trong lộ trình chính thức đưa mô hình mới vào hoạt động từ ngày 1/7 tới. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm rà soát, hoàn thiện các điều kiện cần thiết về con người, cơ sở vật chất và quy trình vận hành, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
23/06/2025-21:12
Cầu tràn được xây dựng nhằm đảm bảo tiêu thoát nước nhanh vào mùa mưa lũ, nhưng đồng thời là đường giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, cầu tràn lại trở nên nguy hiểm đối với người và phương tiện lưu thông qua lại.
23/06/2025-21:11
Hôm nay (23/6), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về hình sự và Dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp. Tại tổ thảo luận số 17, các đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, đi vào chiều sâu chuyên môn và thực tiễn thi hành pháp luật.
23/06/2025-21:11
Chiều ngày 23/6, đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đi kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
23/06/2025-21:10
Chiều ngày 23/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang và Ban Thường vụ tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ hai tỉnh theo hình thức trực tuyến.
23/06/2025-21:09
Với lợi thế về diện tích mặt nước, Tuyên Quang có tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản. Những năm gần đây, không chỉ chú trọng tăng năng suất, sản lượng, ngành thủy sản địa phương còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo việc làm cho người dân.
23/06/2025-21:08
Với mục tiêu đưa 40 xã ra khỏi địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm và giảm 285/570 thôn đặc biệt khó khăn Chính phủ giao giai đoạn 2021-2025. Tỉnh Tuyên Quang đã dành nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững.
23/06/2025-12:54
Trước thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đội ngũ cán bộ cấp huyện vẫn duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.