Trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2022, nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bảo đảm nguồn cung cho nhiều quốc gia khác.
Trong bối cảnh trên, lần đầu tiên Đảng xác định nông nghiệp là lợi thế quốc gia trong Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sự khẳng định này sẽ mở ra những tư duy mới về tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.
Lãnh thổ Việt Nam với 3 phần là núi, 4 phần là biển và 1 phần là ruộng. Trên dải đất hình chữ S đã hình thành 7 vùng sinh thái khác biệt. Lợi thế ít quốc gia có được là Việt Nam có thể phát triển được cả sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Việt Nam có 3.260 km bờ biển trải dài trên 28 tỉnh, thành. Suối khoáng, cao nguyên và rừng già trải khắp từ bắc đến nam. Theo nhiều chuyên gia, nhìn ra lợi thế để nhận diện rõ con đường phát triển đất nước.
GS.TS. Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Chúng ta phải đi bằng cách khác bằng chính nội lực của chúng ta, hãy bắt đầu bằng những gì ta có và sức mạnh nội sinh của Việt Nam chính là nông nghiệp".
![]() |
Năng suất lúa gạo của Việt Nam đã đạt hơn 6 tấn/ha, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa. |
3,8 tra ha đất lúa tại ĐBSCL đã trở thành đối trọng lợi thế với các quốc gia nông nghiệp khác. Năng suất lúa gạo của Việt Nam đã đạt hơn 6 tấn/ha, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ.
Trái cây ĐBSCL phù hợp nhiều thị trường, đa dạng, năng suất cao. Năng suất cá tra bình quân đạt 600 tấn/ha. Năng suất tôm sú cao hơn so với Ấn Độ và Thái Lan. Việt Nam đang sở hữu những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao trên thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, việc Việt Nam xác định nông nghiệp là lợi thế quốc gia là điều quan trọng để có chiến lược phát triển kinh tế đất nước từ nông nghiệp.
"Chúng ta phải tư duy lại toàn bộ ngành hàng nông sản. Chúng ta đừng có nghĩ rằng làm ra để bán mà nghĩ rằng đó là thương hiệu của một quốc gia. Khi chúng ta đặt vấn đề một tầm như thế để mọi người thấy có trách nhiệm và chăm chút vào thương hiệu đó", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.
Đất đai, nguồn nước, khí hậu là thứ không mua được. Truyền thống nông nghiệp hàng nghìn năm là điều không lựa chọn được, tạo ra nhiều giá trị gia tăng từ ưu thế đó chính là sức mạnh của Việt Nam.
Trồng lúa theo đơn đặt hàng
Mấy năm nay, 3,8 triệu ha đất trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự chuyển mình. Không còn mạnh ai nấy làm, xạ bất cứ giống lúa nào, mà tại nhiều vùng trọng điểm trồng lúa đã trở thành các vùng đầu tư của doanh nghiệp, sản xuất theo đơn đặt hàng của các nước. Từ đây những cái bắt tay giữa nông dân và doanh nghiệp cũng chặt hơn, hướng đến tăng thu nhập, phát triển xanh và bền vững.
An Giang là địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lúa. Trên diện tích 630.000 ha hiện đã có 30 doanh nghiệp bắt tay với nông dân đầu tư sản xuất theo đơn đặt hàng của các nước.
Tại cánh đồng của Hợp tác xã Lộc Phát chuyên sản xuất cho thị trường EU, trồng giống lúa gì, bón phân thuốc gì không còn là chuyện của nông dân mà là yêu cầu từ thị trường. Nhiều thiết bị sản xuất hiện đại được áp dụng để tạo ra chất lượng hạt gạo đồng đều nhất. Để chuẩn bị cho năm 2023 sẽ có thêm 20 doanh nghiệp nữa đầu tư, các hợp tác xã tại An Giang đã lên kế hoạch.
![]() |
An Giang là địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lúa. |
Còn tại huyện Hòn đất - huyện có diện tích lúa nhiều nhất nước, 800 ha lúa sản xuất hữu cơ của công ty Trung An đã là cơ sở để tỉnh Kiên Giang mở rộng vùng đầu tư lên 63.000 ha, chuyên sản xuất cho thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phuc vụ xuất khẩu sẽ tập trung ở 2 vùng thuận lợi nhất đó là Vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười.
Theo tính toán, nếu xây dựng được 1 triệu ha chuyên canh chất lượng cao có thể làm ra trên 12 triệu tấn lúa/năm, tương đương khoảng 7 triệu tấn gạo. Giá trị sẽ không dừng ở con số 3,5 tỷ USD như năm 2022.
Theo VTV.VN
26/04/2025-08:12
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi.
26/04/2025-08:11
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào, sáng 25/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp các đồng chí nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước Lào qua các thời kỳ, gồm đồng chí Bounnhang Vorachith và đồng chí Choummaly Sayasone.
26/04/2025-08:10
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
26/04/2025-08:08
Tối 25/4 tại đường Lê Duẩn, Q1, TPHCM đã diễn ra buổi Sơ duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
26/04/2025-08:05
Tối 25/4, hàng vạn người đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để dõi theo màn buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành chào mừng 30/4, tạo nên bầu không khí lễ hội hào hùng.
26/04/2025-07:59
Ở miền Bắc dự báo hôm nay có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Trời dịu mát, dễ chịu với mức nhiệt từ 28-31 độ C.
26/04/2025-07:57
Để đạt tăng trưởng GDP 8% thì tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải đạt tốc độ 12%.
26/04/2025-07:43
Để nâng tầm cho kinh tế tư nhân, Việt Nam cần có bước đi đột phá về thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, trao quyền và cơ hội phát triển cho khu vực này.
26/04/2025-07:42
Về rào cản chuyển đổi xanh, kết quả khảo sát cho thấy thiếu vốn đầu tư là thách thức lớn nhất, được 50% doanh nghiệp lựa chọn.
26/04/2025-07:37
Thiết bị lưu trữ có kích thước chưa bằng hạt gạo đã phá vỡ rào cản tốc độ từng được cho là không thể, nhờ khả năng xóa và ghi lại dữ liệu nhanh hơn 100.000 lần so với mặt bằng chung bộ nhớ flash hiện nay.
26/04/2025-07:36
Tối 25-4, tại thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phóng viên Báo Hànộimới đã ghi lại một số hình ảnh ấn tượng bên lề sự kiện.
26/04/2025-07:34
Tối 25-4, tại Hà Nội, chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc ca khải hoàn” do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945 – 7/9/2025), đã diễn ra xúc động, sâu lắng.