Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia diễn ra sáng nay, 10/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng phục vụ đời sống nhân dân, làm sao phát huy hiệu quả, bền vững giá trị kinh tế của ngành.
Ngày 10/11, tại trụ sở Chính phủ, Hội đồng thẩm định Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng.
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên sinh thái vô cùng quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là vũ khí sống còn để thích nghi với biến đổi khí hậu. Quy hoạch này cũng liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, được lập trong bối cảnh Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đang triển khai đồng bộ.
Báo cáo tóm tắt về quy hoạch, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc là 16,34 triệu ha, chiếm 49% tổng diện tích tự nhiên (tính đến năm 2020). Trong đó, đất có rừng là 14,67 triệu ha, tương ứng tỉ lệ che phủ rừng 42%.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Việc xây dựng quy hoạch lâm nghiệp phải làm chắc chắc, thận trọng, kỹ càng Ảnh: VGP/Đức Tuân |
Những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc liên tục tăng. Giai đoạn 2010-2020, trồng rừng sản xuất mỗi năm đạt trên 200.000 ha. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản liên tục tăng trưởng ở mức cao. Năm 2021, đạt 15,96 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thu trên 20.000 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ, phát triển rừng và cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Trị, diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên chưa cao. Năng suất rừng trồng còn thấp (tăng trưởng bình quân 15m3/ha/năm).
Chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của hệ sinh thái rừng về đa dạng sinh học, dịch vụ hấp thụ CO2 và các dịch vụ môi trường rừng khác.
"Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng đã tạo áp lực vào rừng và đất rừng", ông Nguyễn Quốc Trị nói.
Quy hoạch đặt mục tiêu bảo đảm duy trì tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc từ 42-43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng. Phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025. Trồng rừng bình quân phấn đấu đạt 238.000 ha/năm.
Các ý kiến của ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản đều đánh giá cao dự thảo quy hoạch - Ảnh: VGP/Đức Tuân |
Các ý kiến của ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản đều đánh giá cao dự thảo quy hoạch, đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bảo đảm tính kế thừa, có cập nhật, bổ sung một cách khoa học, có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, phù hợp với yêu cầu của Luật Lâm nghiệp, Luật Quy hoạch, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam và các quy định của pháp luật khác liên quan.
Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục được làm rõ trong dự thảo quy hoạch. Cần đánh giá kỹ hơn sự liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng lâm nghiệp với hệ thống giao thông quốc gia nhằm phát huy tối đa sự đồng bộ về mặt kinh tế và kỹ thuật phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp.
Trọng tâm của quy hoạch lâm nghiệp là quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) nên cần bảo đảm cơ cấu 3 loại rừng này một cách hợp lý. Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ phải được định vị rõ ràng trên bản đồ với ranh giới rừng được số hóa, quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Có ý kiến cho rằng, trong 20 năm qua, năng suất trồng rừng tăng gấp đôi, thu nhập tăng gấp đôi. Kết quả này có được là do yếu tố rất quan trọng là giống. Do đó, cần tiếp tục đầu tư cho khoa học công nghệ cho chọn, tạo giống cây lâm nghiệp, đây là giải pháp rất quan trọng đối với sự phát triển lâm nghiệp.
Tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Cần chuyển đổi tư duy quản lý rừng sang tư duy quản trị rừng đa dụng, tích hợp đa giá trị, không chỉ xem rừng có giá trị lâm sản mà giá trị tổng hợp để lấy rừng nuôi rừng. "Khi tích hợp đa giá trị, đa chức năng thì chúng ta sẽ tạo sinh kế cho nhiều người sống nhờ rừng, mà những người đó đang rất khó khăn",… ông Lê Minh Hoan đề cập đến việc phát triển du lịch sinh thái rừng, tín chỉ carbon…
Sau khi thảo luận, Hội đồng đã bỏ phiếu về hồ sơ quy hoạch với kết quả 100% ý kiến thông qua.
Hội đồng thẩm định Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Ảnh: VGP/Đức Tuân |
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, hệ thống quy hoạch quốc gia có tổng số 110 quy hoạch, trong đó có 41 quy hoạch cấp quốc gia, 6 quy hoạch vùng và 63 quy hoạch tỉnh.
Việc lập các quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khi Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa được phê duyệt (Luật Quy hoạch quy định quy hoạch cấp trên làm cơ sở để triển khai quy hoạch cấp dưới).
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc từ thực tế và bất cập của Luật Quy hoạch, Chính phủ đã trình và đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 và Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó cho phép được lập đồng thời các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch; quy hoạch được lập xong trước thì được phê duyệt trước; nếu có mâu thuẫn giữa quy hoạch thấp hơn với quy hoạch cao hơn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn; các quy hoạch trước đây tương ứng được tiếp tục thực hiện cho đến khi quy hoạch mới được phê duyệt.
Trên cơ sở Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 và Nghị quyết số 61/2022/QH15, công tác quy hoạch đã có chuyển biến và đạt được kết quả bước đầu. Tính đến nay, Chính phủ đã phê duyệt 8 quy hoạch.
Nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ trong công tác xây dựng quy hoạch là chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng quy hoạch lâm nghiệp phải làm chắc chắc, thận trọng, kỹ càng, lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao nỗ lực của Bộ NN&PTNT trong việc chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng Quy hoạch bảo đảm chất lượng, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Tới thời điểm hiện nay, hồ sơ quy hoạch đạt yêu cầu.
Cần rà soát kỹ và khẳng định rõ quan điểm đây là ngành kinh tế quan trọng phục vụ đời sống nhân dân, không chỉ có việc trông nom, bảo vệ rừng mà phải phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để phát triển bền vững, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Quy hoạch cần cập nhật thêm các xu hướng của thế giới, làm sao bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là cam kết COP26 về đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050.
Rà soát, cập nhật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt.
Khi quy hoạch lâm nghiệp được phê duyệt sẽ làm cơ sở cho các địa phương trong việc lập quy hoạch của tỉnh mình.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp thu tối đa ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thiện, xin ý kiến các thành viên Hội đồng trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt, trong đó, cần xem xét kỹ càng, thận trọng con số diện tích đưa ra khỏi quy hoạch.
Theo Chinhphu.vn
03/11/2024-21:15
NGÀY 3-11-2024
03/11/2024-21:14
ĐÀN TÍNH DƯỚI NGÀN NĂM MÂY TRẮNG (3-11-2024)
03/11/2024-21:11
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư cùng các chính sách hỗ trợ đặc thù mà công tác giáo dục đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất trường lớp học được xây dựng khang trang, đầy đủ, chất lượng dạy và học cũng được nâng cao.
03/11/2024-21:10
Thời gian qua, các chương trình phát sóng trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang đã thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài nước theo dõi. Anh Nguyễn Hồng Đăng đang sinh sống tại Mỹ thường xuyên theo dõi các thông tin trên trang fanpage TuyênQuang TTV, từ đó có sự chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ người dân còn nhiều khó khăn ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang.
03/11/2024-21:09
Chiều ngày 3/11, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Liên hoan Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
03/11/2024-21:07
Chiều ngày 3/11, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và kiểm tra tiến độ triển khai dự án xây dựng Bệnh viện tại địa điểm mới.
03/11/2024-12:40
Trong những năm qua, nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đã có rất nhiều hộ gia đình xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại hiệu quả cao, gắn với bảo vệ môi trường. Trong đó mô hình của gia đình chị Âu Thị Ba, thôn Hội Kế, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương là một điển hình.
03/11/2024-12:39
Là địa phương có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Hàm Yên có giải pháp cụ thể, tập trung phát triển cây trồng chủ lực, thế mạnh của địa phương, từng bước hình thành các vùng chuyên canh mang lại thu nhập cho người dân.
03/11/2024-12:33
Sáng ngày 3/11, đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Trường THCS và THPT Kháng Nhật, huyện Sơn Dương.
03/11/2024-12:33
Sáng ngày 3/11, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên lão thành tại Đảng bộ xã Mỹ Bằng; Thăm hỏi, tặng quà một số gia đình tiêu biểu, Mẹ Việt Nam Anh hùng tại huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
03/11/2024-09:50
Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Viễn thông của Huawei đề xuất chiến lược 4 Mới cho các nhà mạng trong bài phát biểu có chủ đề "Mạng và AI - Giải phóng tối đa giá trị kinh doanh".
03/11/2024-09:49
Bộ "Lịch sử Quân sự Việt Nam" được xem như bộ sử lớn đương đại, dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả những cố gắng mở nước của cha ông và các cuộc nội chiến từ thời Hùng Vương – An Dương Vương cho đến ngày nay.